Sự thay đổi về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và tính mức hưởng lương hưu từ năm 2018
10/11/2017 03:03 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sự thay đổi về tiền lương làm căn cứ đóng BHXHvà tính mức hưởng lương hưu từ năm 2018
Theo báo cáo tại Hội nghị cung cấp thông tin về BHXH, BHYT chiều ngày 26/7/2017 của BHXH (BHXH) Việt Nam cho thấy, cách tính tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và cách tính mức hưởng lương hưu sẽ có thay đổi từ ngày 01/01/2018. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về cách tính tiền lương tháng đóng BHXH:
Theo quy định của Luật BHXH 2014, từ ngày 01/01/2018 tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. "Các khoản bổ sung khác" sẽ là căn cứ đóng BHXH từ ngày 01/01/2018.
Với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vẫn là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (hệ số) và các khoản phụ cấp chức vụ (hệ số), phụ cấp thâm niên vượt khung (%), phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) (%) trên cơ sở mức lương cơ sở do Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Cụ thể: Mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng;
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự;
Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.
Thứ hai, về cách tính mức hưởng lương hưu:
Lao động nam nếu nghỉ hưu trong năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 16 năm đóng BHXH, tương ứng với 17 năm nếu nghỉ hưu trong năm 2019, tương ứng với 18 năm nếu nghỉ hưu trong năm 2020, tương ứng với 19 năm nếu nghỉ hưu trong năm 2021, tương ứng với 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi;
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2% và mức tối đa được hưởng là 75%.
Như vậy, lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi sẽ phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (trước năm 2018 thì lao động nữ chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa là 75%).
Lao động nam khi nghỉ hưu vào năm 2018 phải có đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2019 phải có đủ 32 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2020 phải có đủ 33 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ hưu năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì lao động nam chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).
BHXH
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?