Trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
31/05/2023 08:11 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 30/5, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn với những lý do như được nêu tại Tờ trình số 485/TTr-UBTVQH15. Hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan chuẩn bị công phu, nghiêm túc theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Về trình tự, thủ tục ban hành Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 5 theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm bảo đảm việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND theo quy định mới sẽ được thực hiện tại kỳ họp cuối năm 2023, đáp ứng yêu cầu tại Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và bố cục của dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật tán thành với đề xuất tiếp tục kế thừa, giữ nguyên tên gọi, phạm vi điều chỉnh và bố cục của dự thảo Nghị quyết như Nghị quyết số 85/2014/QH13 vì tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ Nghị quyết số 35/2012/QH13 đến nay; phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND theo dự thảo Nghị quyết cũng cơ bản kế thừa các quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo. Ảnh: Quochoi
Bên cạnh đó, có ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị sửa đổi tên gọi của dự thảo Nghị quyết là “Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân” vì cho rằng, phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND theo quy định trong dự thảo Nghị quyết không bao gồm toàn bộ các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Do đó, việc lấy tên gọi của Nghị quyết là “Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân” sẽ phù hợp hơn, thể hiện theo chủ thể tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là Quốc hội, HĐND mà không phụ thuộc vào đối tượng được lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm.
Để có cơ sở cho Quốc hội xem xét, quyết định, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo cần lý giải rõ hơn về lý do dự thảo Nghị quyết không đưa một số chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm, chẳng hạn như Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Trưởng Ban của HĐND, Hội thẩm Tòa án nhân dân.
Góp ý cho dự thảo Nghị quyết, một số đại biểu bày tỏ băn khoăn, khả năng xảy ra trường hợp số đông đại biểu thay đổi quan điểm sau khi bỏ phiếu tín nhiệm đối với người có 50% đến 2/3 phiếu tín nhiệm thấp.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: " Lấy phiếu tín nhiệm, khi người có phiếu tín nhiệm thấp từ 50% đến dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp. Lúc đó, khuyến khích từ chức, nếu không từ chức sẽ chuyển sang bỏ phiếu tín nhiệm, mà bản chất là miễn nhiệm. Nếu lấy phiếu sau đó đến phần bỏ phiếu mà kết quả lại không xuôi theo chiều lấy phiếu tín nhiệm thì tình huống đấy có xảy ra không thì trong thực tiễn tổng kết chưa bao giờ xảy ra."
Toàn cảnh phiên họp.
Về đối tượng không lấy phiếu tín nhiệm, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, chỉ duy nhất trường hợp người bị bệnh hiểm nghèo không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên thì không lấy phiếu. Đây cũng là đối tượng bổ sung mới so với Quy định 96.
Liên quan đến hệ quả với người được lấy phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến trong cơ quan thẩm tra rằng, cần bổ sung cơ chế cho người có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” chủ động xin từ chức, nếu không từ chức thì mới trình Quốc hội và HĐND xem xét miễn nhiệm.
Qua thảo luận các đại biểu cũng cho cho rằng, việc xây dựng dự thảo nghị quyết này còn thể hiện được tinh thần trách nhiệm của Quốc hội đối với người được bầu, phê chuẩn giữ chức vụ; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?