Ưu tiên, tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng luật, pháp lệnh
29/09/2021 02:41 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 29/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã họp Phiên toàn thể lần thứ 2 với hình thức trực tuyến về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết năm 2021.
Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Hoàng Thanh Tùng, nhấn mạnh: Phiên họp tập trung đánh giá, cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ, công tác điều hành của Chính phủ về thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết; Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thi hành, bảo đảm gắn kết hơn với công tác thi hành pháp luật, cải cách hành chính.
Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Quochoi
Những kết quả này đã góp phần tích cực vào việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các qui định của luật, pháp lệnh, đưa luật, pháp lệnh thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thẩm tra báo cáo số 360/BC-CP ngày 28/9/2021 của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận thấy, năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, là năm chuyển giao nhiệm kỳ của nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước ở cả trung ương và địa phương; các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh, nhất là tình hình dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, kéo dài ở nhiều địa phương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành chủ động, quyết liệt, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết và ban hành văn bản quy định chi tiết đã đạt được những kết quả tích cực.
Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện hơn, công tác tổ chức thực thi pháp luật ngày càng được coi trọng. Về cơ bản, việc thi hành Hiến pháp, pháp luật được Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả, nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đưa luật, pháp lệnh, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
Cần sớm chấm dứt việc nợ đọng văn bản
Nhìn nhận ở góc độ ban hành văn bản, ông Tô Văn Tám, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cho rằng, việc ban hành văn bản quy đinh chi tiết vẫn còn chậm; nhiều dự án luật khi đưa vào xây dựng dự thảo luật còn chưa sâu, thiếu thuyết phục, dẫn đến việc dự án luật phải rút vì chưa đủ điều kiện để đưa ra Quốc hội thảo luận. Cần tiếp tục khai thác triệt để các tuyên truyền viên, nhất là các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở vùng sâu, vùng xa trong việc tuyên truyền luật.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, ông Phạm Văn Hòa, cho biết: Các dự án luật trình trước Quốc hội đã có nhiều cải tiến, những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội đã được Chính phủ, Bộ Tư pháp tiếp thu nghiêm túc nên nhiều dự án luật đã có hiệu lực thi hành. Mặc dù vậy, việc nợ đọng văn bản vẫn còn xảy ra nên Bộ Tư pháp cần tiếp tục đây mạnh công tác tham mưu cho Chính phủ triển khai hướng dẫn các văn bản dưới luật; cần triển khai mạnh mẽ hơn để người dân, cán bộ công chức áp dụng một cách mạnh mẽ.
Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Ủy viên thường trực của Ủy ban khoa học Công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, Bộ Tư pháp cần làm việc với các bộ ngành liên quan trong việc nợ đọng văn bản, cần có các cuộc làm việc chuyên đề, để có đánh giá tác động trong việc chậm ban hành văn bản, nhất là ở các địa phương. “Đầu tư cho việc xây dựng thể chế, pháp luật là đầu tư cho sự phát triển bền vững”, bà Nguyễn Thị Kim Anh nhấn mạnh.
Theo ông Bùi Sỹ Hoàn, Sở Tư pháp Hải Dương, con người là yếu tố then chốt, việc bố trí nguồn lực để xây dựng pháp luật là rất quan trọng nhưng nhân lực, nhất là đầu tư cho báo cáo viên, hòa giải viên vẫn còn hạn chế. Do nhiều nguyên nhân, việc tinh giản biên chế nên lực lượng chuyên môn sâu trong việc xây dựng văn bản cũng còn hạn chế. Cần có chế độ đãi ngộ đối với người xây dựng văn bản pháp luật, Chính phủ cần có giải pháp chặt chẽ để sử dụng đối tượng cán bộ pháp chế.
Tiếp thu và giải trình thêm tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết: Thời gian tới, sẽ tiếp tục xác định triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Ưu tiên xây dựng, trình các dự án luật, pháp lệnh thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022, nhất là các dự án luật để thể chế hóa các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả các luật, pháp lệnh. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, ban hành 63 văn bản quy định chi tiết.
Về giải pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh: Ngoài việc tiếp tục thực hiện những giải pháp đã báo cáo, thời gian tới Chính phủ, các bộ ngành sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể. Các Bộ trưởng tiếp tục trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân. Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết cần tập trung nguồn lực để tổ chức soạn thảo, trình bảo đảm đúng thời hạn; áp dụng nguyên tắc một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung được giao.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả Luật phổ biến giáo dục pháp luật; đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức triển khai tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh. Đề cao tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, gắn kết công tác kiểm tra, rà soát công tác xây dựng, theo dõi thi hành pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật.
Ưu tiên, tập trung thời gian tới, nguồn lực cho công tác xay dựng luật, pháp lệnh, triển khai thực hiện Hiến pháp và ban hành văn bản quy định chi tiết; củng cố kiện toàn tổ chức pháp chế; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức làm công tác xây dựng pháp luật.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?