Tỷ lệ thất nghiệp ở Nam Phi tăng do ảnh hưởng của đại dịch
30/08/2021 04:01 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Quý II/2021, tỷ lệ thất nghiệp ở Nam Phi tăng lên mức cao nhất kể từ 13 năm nay, với hơn 1/3 dân số đang phải tìm kiếm việc làm, do ảnh hưởng của Covid-19 và bất ổn chính trị.
Theo Cơ quan Thống kê Nam Phi, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này tăng lên 34,4% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2021 (Quý I/2021, tỷ lệ là 32,6%) - Đây là mức cao nhất kể từ khi bắt đầu tổng hợp dữ liệu thất nghiệp hằng quý từ năm 2008. Đồng thời, đưa Nam Phi đứng đầu về tỷ lệ thất nghiệp trong danh sách 82 quốc gia toàn cầu mà Bloomberg thống kê và theo dõi. Tổng dân số Nam Phi là 59 triệu người, số người không có việc làm hiện là 7,8 triệu người, tăng 584.000 người so với Quý liền kề. Hầu hết NLĐ thất nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ và công nghiệp. Tỷ lệ phụ nữ không có việc làm cao hơn nam giới, lần lượt là 36,8% và 32,4%; trong đó, phụ nữ da màu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tỷ lệ thất nghiệp là 41%, so với 8,2% ở phụ nữ da trắng.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ thất nghiệp có khả năng tăng tiếp trong Quý III/2021 do Chính phủ thắt chặt các biện pháp phòng, chống Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng tạo áp lực lên chính quyền trong việc mở rộng các biện pháp cứu trợ, làm phức tạp thêm nỗ lực ổn định tài chính công và ổn định đời sống người dân. Bên cạnh đó, Nam Phi còn đau đầu giải quyết hậu quả của vụ bạo loạn nổ ra hồi tháng 7/2021 ở Gauteng và KwaZulu-Natal- 2 trung tâm kinh tế quan trọng, đã cướp đi sinh mạng của 354 người và kéo theo hàng nghìn DN bị cướp phá, đóng cửa. Theo Hiệp hội Các chủ sở hữu bất động sản Nam Phi, bên cạnh Covid-19, tình trạng bất ổn chính trị khiến Nam Phi thiệt hại khoảng 50 tỷ rand (tương đương 3,3 tỷ USD) và khiến ít nhất 150.000 người đứng trước nguy cơ mất việc làm.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 ở châu Phi. Nền kinh tế- vốn đã suy thoái trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, tiếp tục suy giảm 7% vào năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức trên 20% trong ít nhất hai thập kỷ trở lại đây. Khả năng tuyển dụng của các DN ngày càng khó khăn do phần lớn NLĐ chưa được cung cấp đầy đủ kỹ năng trước khi gia nhập thị trường lao động; Luật Lao động nghiêm ngặt khiến việc tuyển dụng và sa thải công nhân nảy sinh một số bất cập; thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc cũng khiến nhiều NLĐ, nhất là NLĐ da màu, khó tiếp cận khu vực việc làm chính thức, chỉ có thế hoạt động chủ yếu ở khu vực phi chính thức.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Quy định mới trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?