Sửa đổi chính sách lao động phù hợp với tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin
31/07/2019 01:55 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong hai ngày 29-30/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Ban thư ký ASEAN với sự hỗ trợ của Quỹ Hợp tác ASEAN, tổ chức Hội thảo đánh giá báo cáo nghiên cứu khu vực về bản chất thay đổi của quan hệ việc làm dưới tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin và sự phù hợp của pháp luật trong việc điều chỉnh mối quan hệ việc làm.
Quang cảnh hội thảo
Mục đích của Hội thảo nhằm tạo cơ hội cho đại diện kênh lao động các nước thành viên ASEAN và các cơ quan, tổ chức quốc tế có liên quan đánh giá lại các kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị đề xuất trong dự thảo báo cáo cũng như thảo luận các bước đi tiếp theo trong nghiên cứu.
Tham dự Hội thảo, đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đại diện Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về Lao động (SLOM), Ban thư ký ASEAN; Mạng lưới JustJobs, Hội đồng Công đoàn ASEAN (ATUC), Hiệp hội người sử dụng lao động ASEAN (AEC), Mạng lưới CSR ASEAN và các nước thành viên ASEAN, các cơ quan có liên quan.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp cho biết, bước sang thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến những bước nhảy vọt về công nghệ thông tin, Internet, tự động hóa, phát triển dựa trên tri thức và trí tuệ nhân tạo. Công nghệ mới đang và sẽ mang đến những tiến bộ vượt bậc về năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, công nghệ đang thay đổi bản chất của việc làm, một số công việc bị mất đi và một số công việc mới được ra đời. Theo đó, việc tái cấu trúc lại thị trường lao động đang tác động tới người lao động và làm thay đổi mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như vai trò của Nhà nước trong việc quản lý những thay đổi này. Từ trí tuệ nhân tạo và robot đến nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ có tác động không nhỏ đến mối quan hệ việc làm, trong đó nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ đang làm thay đổi rất lớn tới mối quan hệ việc làm. Các nước thành viên ASEAN không nằm ngoài tác động đó.
Công việc dựa trên nền tảng công nghệ đã mang lại những cơ hội lớn cho người lao động tự thân, lao động làm việc bán thời gian và lao động tự do. Người lao động có quyền chủ động và linh hoạt trong công việc của mình. Tuy nhiên, bố trí công việc theo hình thức này ảnh hưởng nhiều đến việc đảm bảo an sinh xã hội và khả năng gia nhập tổ chức, thương lượng tập thể của người lao động. Hai nội dung này đều liên quan đến mối quan hệ việc làm. Điều này đặt ra vấn đề các chính sách quy định về lao động và việc làm cần được sửa đổi, bổ sung như thế nào để giải quyết các vấn đề này.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, trong khuôn khổ Chương trình làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN 2016-2020, việc triển khai “Nghiên cứu khu vực về bản chất thay đổi của quan hệ việc làm dưới tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin và sự phù hợp của pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ việc làm” do Việt Nam chủ trì mang một ý nghĩa hết sức cấp thiết và quan trọng. Báo cáo nghiên cứu nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình công nghệ đang thay đổi thị trường lao động ASEAN, cụ thể công nghệ đang thay đổi hình thức việc làm và tác động tới mối quan hệ việc làm. Dự thảo báo cáo cũng đã được chuyên gia của Mạng JustJobs xây dựng và tham vấn sơ bộ các nước thành viên.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp tin tưởng rằng những chia sẻ và ý kiến đánh giá trực tiếp của các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ giúp chuyên gia tư vấn của Mạng JustJobs sớm hoàn thiện nội dung báo cáo. Hy vọng rằng báo cáo này có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nước thành viên ASEAN trong việc nắm bắt những thay đổi của thị trường lao động, trong đó có thay đổi về mối quan hệ việc làm do tác động của công nghệ cũng như cân nhắc về những sửa đổi, bổ sung chính sách lao động phù hợp nhằm giải quyết thực trạng trên.
Tại phiên họp 1 của Hội thảo đã diễn ra sáng 29/7 với chủ đề: “Thế giới việc làm thay đổi trong ASEAN” diễn ra, các đại biểu cùng thảo luận về thế giới việc làm thay đổi trên toàn cầu, tác động của nó đến các thị trường lao động ASEAN và những phản hồi của các quốc gia thành viên ASEAN.
Cũng trong buổi sáng ngày 29/7, các chuyên gia đến từ Mạng lưới JustJobs đã giới thiệu ngắn gọn về tổng quan, phạm vi và phương pháp của Nghiên cứu khu vực được xác định trong Báo cáo Khởi động và được SLOM thông qua. Các đại biểu cùng chia sẻ thông tin về các thách thức của quốc gia trong việc ứng phó với thế giới việc làm thay đổi và phản hồi về quy mô của nghiên cứu.
Các phiên làm việc tiếp theo trao đổi về các vấn đề: Các khuynh hướng kinh tế, thị trường lao động và công nghệ trong ASEAN; Các hình thức việc làm không chính thống là kết quả của thay đổi công nghệ và ý nghĩa của nó trong việc bảo vệ phúc lợi (bao gồm BHXH) và sự phù hợp kỹ năng của người lao động; Khuôn khổ khu vực và quốc gia cùng các chính sách lao động trong giải quyết Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự gia tăng các công việc dựa trên nền tảng công nghệ; Các bài học được rút ra và các thực tiễn tốt trong bảo vệ quyền lợi và phúc lợi của người lao động làm việc trên nền tảng công nghệ trong khu vực ASEAN và trên thế giới cùng các khuyến nghị và đề xuất…
NH
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?