Năm 2018, tỷ lệ bao phủ BHYT vượt chỉ tiêu được giao
16/01/2019 10:06 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Số giường bệnh/vạn dân đạt 26,5 (giao 26,0); tỷ lệ tham gia BHYT đạt 88,5% là 02 chỉ tiêu mà Ngành Y tế đã vượt mức Quốc hội và Chính phủ giao được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Triển khai công tác Ngành Y tế năm 2019 tổ chức ngày 15/01 tại Hà Nội. Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ trướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phó Thủ trướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tỷ lệ bao phủ BHYT và số giường bệnh vượt chỉ tiêu được giao
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Năm 2018, Bộ Y tế hoàn thành vượt 2 chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao: số giường bệnh/vạn dân đạt 26,5 (giao 26,0); tỷ lệ tham gia BHYT đạt 88,5% (giao 85,2%) đạt và vượt 9/11 các chỉ tiêu y tế cơ bản năm 2018. Bộ Y tế cũng xây dựng nhiều Đề án, văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Phòng, chống tác hại rượu bia; Luật dân số; Luật phòng chống HIV/AIDS; Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi; Đã trình và được ban hành 12 văn bản; ban hành 42 Thông tư hướng dẫn chuyên môn.
Năm 2018 Bộ Y tế cắt giảm 1.363/1871 điều kiện đầu tư, kinh doanh (đạt 72,9%) và 169/234 thủ tục hành chính (đạt 72,2%). Triển khai một cửa quốc gia và một cửa ASEAN. Bộ Y tế xây dựng mới 24 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tổng cộng: 38 dịch vụ mức độ 4 và 6 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Hiệu quả: Tiết kiệm hơn 8,5 triệu ngày công/năm, tương đương với 3.332,5 tỷ đồng/ năm.
Bộ Y tế thực hiện đổi mới tài chính với các quy định điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh có tiền lương; thực hiện tự chủ, cả nước có 160 bệnh viện đảm bảo chi thường xuyên, giảm cấp ngân sách: 3.200 tỷ đồng đang xây dựng gói dịch vụ y tế dự phòng. Đối với BHYT: Bao phủ 88,5% dân số; ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT; tập trung giải quyết các vướng mắc trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT…
Bộ Y tế cũng tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi (mục đào tạo chuyên ngành sức khỏe); Xây dựng chuẩn năng lực cơ bản các ngành YTCC, dược, dinh dưỡng; Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo chuyên môn (CKI, CKII, BSNT, ĐT liên tục), Đào tạo quản lý.Thực hiện Dự án Thí điểm đưa bác sĩ trẻ, được đào tạo CK I, Nội trú về công tác tại 62 huyện nghèo, khó khăn (đã tổ chức 13 khoá đào tạo BS CK I, nội trú cho 300 bác sĩ, 28 bác sĩ trẻ tốt nghiệp về các huyện nghèo). Nhiều công trình từ nguồn vốn NSNN, TPCP, XHH, đã và sắp đưa vào sử dụng như: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2; bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa Bình Định, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long…Hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm giảm so với 2017: WHO công nhận loại trừ giun chỉ bạch huyết; Duy trì tỷ lệ tiêm chủng hơn 90%, triển khai vắc xin mới: IPV, bOPV, Combe Five. Kiểm soát tỷ lệ HIV/AIDS thấp hơn 0,3%; triển khai BHYT cho người nhiễm HIV; dự phòng HIV; đẩy mạnh điều trị cai nghiện Methadone; điều trị ARV. Bước đầu quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường, SK tâm thần… tại một số địa phương. Tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam. Được nhận giải thưởng toàn cầu của Quỹ Bloomberg về PCTH thuốc lá; xây dựng Luật PC tác hại rượu bia…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị
Chất lượng khám chữa bệnh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều bệnh viện đã tích cực thực hiện cải tiến chất lượng khám chữa bệnh theo Bộ 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện. Chỉ số PAPI (của UNDP): hài lòng của bệnh nhân đạt 76%; Tổ chức sáng kiến Việt Nam: Tỷ lệ hài lòng bệnh nhân nội trú là 80%; Bộ mặt chung của nhiều bệnh viện đã thay đổi, chỉ dẫn, đón tiếp tốt hơn, môi trường đang xanh hơn, nhà vệ sinh; Tích cực chuyển giao kỹ thuật theo Đề án bệnh viện vệ tinh, 1816; Ứng dụng kỹ thuật cao: lần đầu tiên ghép phổi thành công; tiến hành lấy đồng thời 6 tạng từ cùng 1 người cho chết não để ghép cho 5 bệnh nhân; Thu hút được người người bệnh nước ngoài khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Về công tác ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định về bệnh án điện tử, quy định về Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin bệnh viện. Ban hành kế hoạch thống kê Y tế điện tử, xây dựng và triển khai thí điểm ở 13 tỉnh có kết quả tốt. Hoàn thành phần mềm hồ sơ sức khỏe, năm 2019 sẽ triển khai toàn quốc; Xây dựng và duy trì 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; Xây dựng cổng dịch vụ công Bộ Y tế, kết nối 23 dịch vụ công với hải quan một cửa quốc gia….
Về kế hoạch năm 2019 của ngành Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ nghiêm túc, quyết liệt triển khai Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ theo phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết 18, 19, 20, 21, 26 của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; Quyết liệt thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ xây dựng nhiều giải pháp hiệu quả thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn dân với trọng tâm: Tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao; hoàn thành xây dựng văn bản QPPL, Tiếp tục tinh giảm bộ máy tại Trung ương và địa phương; Cải cách hành chính; Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ…; Xây dựng và triển khai đổi mới cơ chế tài chính cho YTCC, gói dịch vụ YTDP thiết yếu do nhà nước đặt hàng, gói dịch vụ YTDP theo yêu cầu người dân. Chuyển NSNN cấp lương cho KCB BHYT sang lĩnh vực YTDP, YTCC; Huy động các nguồn xã hội hóa, hợp tác công tư để đầu tư cho y tế; Đẩy mạnh thực hiện tự chủ theo Nghị định thay thế Nghị định 85 khi được ban hành; Thí điểm đấu thầu tập trung trang thiết bị theo hướng đấu giá; Quản lý chặt chẽ giá thuốc, kiểm soát giá dịch vụ y tế để ko ảnh hưởng đến CPI; Đổi mới giáo dục đào tạo; Phát triển cơ sở hạ tầng; Triển khai thực hiện Đề án Sức khỏe Việt Nam (QĐ 1092/QĐ-TTg); Phát triển Y tế cơ sở; Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược; Đổi mới cấp phép đăng ký thuốc; Kết nối thông tin nhà thuốc để quản lý giá, chất lượng, nguồn gốc; Thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo Chính phủ về đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; Tăng cường công nghệ thông tin với: Xây dựng ngân hàng dữ liệu (big data); Xây dựng Bệnh viện thông minh; Quản lý sức khỏe và tuyến y tế xã, phường thông minh; Quản trị y tế thông minh; Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Coi BHYT là nhiệm vụ chính trị để đảm bảo
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ trướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt công tác của Ngành Y tế trong năm qua. Bộ Y tế thực hiện rất tốt nội dung liên quan đến BHYT và đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương số 20-NQ/TW và 21-NQ/TW về công tác y tế, dân số có kết quả tương đối rõ và vững vàng.
Phó Thủ tướng khẳng định, Bộ Y tế thực hiện quản lý đầu thầu thuốc, quản lý thuốc biệt dược tốt, qua đó góp phần giảm 10% giá thuốc biệt dược. Năm 2018 vừa qua, Bộ Y tế đã triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc. Nhìn nhận từ việc làm này, đồng chí Phó Thủ tướng cho biết việc kết nối được tất cả các nhà thuốc là việc rất khó, nó phụ thuộc vào sự tự nguyện, lương tâm của chủ quầy thuốc.
Quang cảnh Hội nghị.
Về bao phủ BHYT, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trước đây, Việt Nam chưa được 70% và Quốc hội đã giao cho Bộ Y tế đến năm 2020 phải triển khai đạt đủ 80%. Năm 2018, tỷ lệ bao phủ BHYT vượt chỉ tiêu được giao, đạt hơn 88%.
“Những kết quả nghe qua thấy rất bình thường nhưng để thực hiện được không hề đơn giản, tuy nhiên, Bộ Y tế nên cố gắng củng cố để mức BHYT tăng đều, đảm bảo chỉ tiêu vượt. Để làm được điều đó, Ngành Y tế cần làm mạnh hơn, chính thức mở các diễn đàn và các cấp uỷ chính quyền cần coi đó là nhiệm vụ chính trị để đảm bảo”- Phó Thủ tướng nói.
Liên quan đến vấn đề tự chủ bệnh viện, Phó Thủ tướng đề nghị, việc thực hiện tự chủ không phải buông để bệnh viện tự ý kinh doanh mà là phát huy tháo gỡ để nhân viên y tế sáng tạo, quản trị, quản lý khai thác tốt nhất cơ sở vật chất và đội ngũ con người. Khi giao tự chủ, lãnh đạo bệnh viện cần nghiêm túc tìm hiểu, đảm bảo tăng thu, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên nhưng không nên đánh mất định hướng y tế công là phi lợi nhuận.
“Chúng ta thực hiện tự chủ không có nghĩa buông cho các bệnh viện chạy theo lợi ích kinh doanh, tìm mọi cách tăng nguồn thu. Chúng ta tháo gỡ vướng mắc để đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế bằng sáng tạo, trách nhiệm của người thầy thuốc sẽ xây dựng các mô hình quản trị, quản lý, khai thác tốt nhất cơ sở vật chất, con người. Làm sao để người Việt Nam không mất hàng tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh. Nhưng không phải cứ tự chủ là tìm mọi cách tăng nguồn thu, nếu như vậy là không còn định hướng y tế công cộng là phục vụ toàn dân”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Đồng thời, ngành Y tế cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng y tế cơ sở, nhất là nâng cao chất lượng thuốc tại trạm y tế để người dân tin tưởng đến khám chữa bệnh. Về lĩnh vực dự phòng, tiếp tục chú trọng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát chặt quy trình tiêm chủng mở rộng bảo đảm an toàn và hiệu quả.
Nhân dịp này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Cờ thi đua của Chính phủ và Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho các tập thể và cá nhân thuộc Bộ Y tế./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
BHXH huyện Yên Bình: Thi đua tạo động lực phát triển
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?