Hà Nội: Đảm bảo tiền lương phù hợp với tăng trưởng kinh tế
07/11/2018 09:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thành ủy Hà Nội vừa mới ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018, của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Năm 2021: Áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm
Theo đó, phấn đấu đến năm 2021: Thực hiện áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn bộ các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố quản lý theo quy định của Nhà nước; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp của Thành phố và từng bước có sự gia tăng phù hợp với nguồn lực tài chính của Thành phố gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ảnh minh họa.
Đối với khối các doanh nghiệp: Từ năm 2018 đến năm 2020 rà soát, đánh giá địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng đảm bảo phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Thực hiện quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước theo Đề án cải cách chính sách tiền lương của Chính phủ. Đến năm 2025: Thực hiện được chính sách nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trường kinh tế và khả năng của ngân sách Thành phố; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Từ năm 2021: Các doanh nghiệp thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động đảm bảo áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật, theo lộ trình điều chỉnh mức lương của Nhà nước; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp; Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025.
Đến năm 2030: Thực hiện được chính sách nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách Thành phố; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp. Thực hiện quản lý lao động, tiền, lương trong doanh nghiệp Nhà nước theo phương thức giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Đề xuất tăng thu nhập cán bộ, công chức lên 1,8 lần
Đáng lưu ý, sáng 6/9, tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, ông Trần Huy Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ nêu đề xuất Trung ương sớm cho phép TP thực hiện cơ chế đặc thù, điều chỉnh tăng thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ tối đa 1,8 lần.
Lãnh đạo Sở Nội vụ cho rằng, việc tăng thu nhập như vậy nhằm đảm bảo tương xứng với năng suất lao động của cán bộ, công chức, viên chức. Từ việc tăng thu nhập sẽ tạo động lực đội ngũ cán bộ TP đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, thu hút nhân tài, tránh chảy máu chất xám…
Giám đốc Sở Tài chính Hà Minh Hải cho hay, TP đã có văn bản gửi Bộ Tài chính báo cáo những vấn đề liên quan đến việc tăng thu nhập cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, TP kiến nghị cơ chế đặc thù liên quan đến tăng thu nhập cho cán bộ.
Thực tế, ông Hải cho biết, từ năm 2016, Sở Tài chính đã nghiên cứu cơ chế tăng lương cho cán bộ theo phương án làm việc theo cơ chế khoán định mức, đơn giá. Qua đó, các đơn vị chủ động trong triển khai nhiệm vụ làm thu nhập cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2017 cao hơn năm 2016.
TP cũng đã báo cáo Bộ Tài chính sửa Nghị định số 63, trong đó có nội dung Hà Nội được quyền quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi tăng thu nhập tăng thêm cho công chức. Trong đó, bổ sung thêm nội dung mức thu nhập cho chuyên gia và nhà khoa học tài năng đặc biệt của TP do HĐND TP quy định.
Ngoài ra, TP cũng đang xây dựng báo cáo cơ quan TƯ cho cơ chế (căn cứ nguồn lực của TP) để chủ động trong tăng thu nhập cán bộ, công chức, viên chức căn cứ vào kết quả làm việc.
Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, việc tăng thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội được thực hiện theo cơ chế tiết kiệm chi phí hành chính…
Bí thư Hà Nội cho biết, trong Đề án chính quyền đô thị tới đây sẽ đưa vào một loạt cơ chế giao tự chủ cho thành phố trong việc quyết định mức tiền lương cũng tương tự như Tp. Hồ Chí Minh./.
Theo baodansinh.vn
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?