“Luồng gió mới” từ cải cách đột phá
08/09/2018 08:46 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nghị quyết 28-NQ/TW về Cải cách chính sách BHXH được đánh giá như “luồng gió mới”, khẳng định một bước chuyển biến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, tạo động lực để phát triển bền vững đất nước. Tinh thần đổi mới, sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ mang đến sự đột phá.
Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Sự nhân văn và tính cấp thiết cải cách
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các mức đóng góp của người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ, với một phần tham gia của Nhà nước và các nguồn khác như tiền phạt đối với chủ lao động chậm nộp BHXH, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH và các khoản thu khác có liên quan.
Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thống nhất cho rằng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội mà trụ cột là BHXH. Trên thế giới, BHXH đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay và BHXH đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội nhiều quốc gia. Còn tại Việt Nam, hơn 20 năm qua, kể từ ngày BHXH Việt Nam được thành lập, hệ thống luật pháp, chính sách về BHXH đã được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp hơn với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế. Chính sách BHXH từ chỗ chỉ áp dụng cho cán bộ, công chức Nhà nước đã mở rộng đến toàn thể người lao động và BHXH toàn dân, bao quát bởi bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện; cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động. Chính sách BHXH đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm cũng như khi đến tuổi già không còn khả năng lao động. Công tác giải quyết chế độ, chính sách cho NLĐ có nhiều tiến bộ, tạo thuận lợi cho người thụ hưởng.Chính sách BHXH đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã đưa ra những định hướng quan trọng, toàn diện phát triển BHXH, An sinh xã hội trong giai đoạn tới. Các nội dung cải cách được đề cập trong Nghị quyết nhằm giải quyết các hạn chế đang còn tồn tại, tạo nguồn lực phát triển BHXH mạnh mẽ hơn như: như mở rộng diện bao phủ BHXH, chú trọng nhóm lao động phi chính thức, nhóm lao động với hình thức quan hệ lao động mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đặt mục tiêu gia tăng số người hưởng lương hưu bên cạnh mục tiêu số người tham gia; đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH gắn với hiệu quả công tác tổ chức thực hiện, cân bằng nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ, từng bước phát triển BHXH bền vững, ổn định trong dài hạn.
Nghị quyết 28-NQ/TW đưa ra định hướng quan trọng, là nền móng bước đầu. Để việc cải cách chính sách BHXH đạt được những thành quả, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển bền vững đất nước,cần đưa Nghị quyết vào thực tiễn, cụ thể hóa bằng quá trình xây dựng hoàn thiện luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện… và những hành động mạnh mẽ hơn từ các Bộ, ngành, các địa phương.
“Chìa khóa” mở cánh cửa các mục tiêu
Có thể nói, 11 nội dung cải cách chính sách cũng như năm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Nghị quyết xác định chính là “chìa khóa” để mở ra cánh cửa đi tới mục tiêu quan trọng này, để BHXH thật sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách BHXH được (ban hành ngày 23/5/2018) đã xác định mục tiêu đến năm 2021 cả nước phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 80%; Đến năm 2025, các chỉ số tương ứng được nâng lên là khoảng 45%; khoảng 35% và 85%; Còn đến năm 2030 là khoảng 60%; khoảng 45% và 90%.
Với mục tiêu ấy, cải cách BHXH cần được thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao và với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị. Các cơ quan chức năng, ngành BHXH và tổ chức công đoàn cần chủ động phối hợp cải cách chính sách và tăng cường quản lý BHXH theo hướng mở rộng diện bao phủ, đa tầng và đa dạng hóa các mức đóng-hưởng BHXH cho các nhóm đối tượng phù hợp; theo nguyên tắc “có đóng - có hưởng, chia sẻ và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của các bên: Cơ quan quản lý Nhà nước, Quỹ - cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp - người dân, người lao động”; Gắn cải cách BHXH với cải cách tiền lương, thị trường lao động, cơ chế quản lý Quỹ BHXH theo lộ trình phù hợp khả năng kinh tế và NSNN, không gây sốc xã hội, bảo đảm an toàn Quỹ BHXH, nhất là Quỹ hưu trí và phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế; Nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân, cũng như các chủ thể tham gia BHXH./.
Dương Vũ
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Bản tin Audio số 48 - Tuần 4 tháng 1/2025
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
[Infographic] Những con số ấn tượng của ngành BHXH Việt Nam ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?