BHXH Việt Nam không ngừng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp
16/08/2024 08:11 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Những năm qua, BHXH Việt Nam luôn chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm cải cách TTHC gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, cải cách đóng vai trò dẫn dắt, công nghệ hỗ trợ và thúc đẩy, nỗ lực không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ công (DVC) tốt nhất, thuận lợi nhất…
BHXH Việt Nam nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển tới trước kỳ họp 7, Quốc hội khoá XV nội dung kiến nghị: “Cử tri đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục nỗ lực tạo ra ngày càng nhiều tiện ích, dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp”.
Kiến nghị, mong muốn của cử tri cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được BHXH Việt Nam tập trung, quyết liệt triển khai thời gian qua. Theo đó, BHXH Việt Nam luôn chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm cải cách TTHC gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, cải cách đóng vai trò dẫn dắt, công nghệ hỗ trợ và thúc đẩy, nỗ lực không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ công (DVC) tốt nhất, thuận lợi nhất, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như: (1)Tăng cường cung cấp DVC trực tuyến cho tổ chức, cá nhân trên nhiều nền tảng như Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC của BHXH Việt Nam, Ứng dụng VssID-BHXH số, các tổ chức IVAN; (2)Triển khai sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để người dân đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT trên phạm vi toàn quốc; (3)Từng bước triển khai số hoá hồ sơ, giấy tờ giải quyết TTHC...
BHXH Việt Nam cũng tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải cách TTHC, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để có thể tái sử dụng dữ liệu, không yêu cầu nộp bản giấy đối với thông tin BHXH đã có, chuyển từ phương thức xử lý tiền kiểm sang hậu kiểm; không làm tăng chi phí cho tổ chức, cá nhân; tận dụng tối đa thông tin dùng chung để hạn chế việc khai báo của người dân, doanh nghiệp khi tham gia, hưởng các chế độ BHXH.
Với các TTHC/DVC mà ngành BHXH Việt Nam đang cung cấp, người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia, hưởng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng thuận tiện. Người dân, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn phương thức gửi nhận hồ sơ trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch; đồng thời có thể theo dõi quá trình, kết quả giải quyết, đảm bảo công khai, minh bạch. Đặc biệt, đối với 02 nhóm TTHC liên thông Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất, người dân chỉ cần khai báo một lần để thực hiện 03 TTHC tại 03 cơ quan nhà nước khác nhau và khi có kết quả sẽ được thông báo đến 01 cơ quan để nhận (hoặc nhận qua dịch vụ bưu chính công ích tại nhà), cắt giảm bớt giấy tờ, thời gian giải quyết, đơn giản hoá TTHC, giảm thời gian đi lại. Đối với cơ quan nhà nước, việc thực hiện TTHC liên thông còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm bớt chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết, thời gian luân chuyển hồ sơ, khắc phục tình trạng sai lệch thông tin, làm giả hồ sơ, đơn giản hoá TTHC, nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Cũng chính từ việc triển khai mô hình liên thông này, đã tạo ra sự gắn kết giữa các cơ quan có liên quan khi giải quyết TTHC theo yêu cầu của người dân thay vì trước đây các thủ tục này được thực hiện riêng lẻ, khép kín trong từng ngành; công tác phối hợp giữa
Bộ phận Tư pháp - Hộ tịch xã, Công an xã, phường và cơ quan BHXH trong quá trình liên thông thực hiện các TTHC đã đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng thời hạn giải quyết theo quy định. Việc phối hợp đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi cơ bản cách thức làm việc cũ, đơn giản hóa việc giải quyết các nhóm TTHC trong đăng ký hộ tịch, cư trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đồng thời, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức các cơ quan hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, BHXH còn phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội triển khai DVC “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” trên Cổng DVC quốc gia (triển khai từ ngày 12/4/2022). Đến thời điểm hiện tại BHXH Việt Nam đã hoàn thành tái cấu trúc các DVC trực tuyến thiết yếu, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Với những nỗ lực trên, trong thời gian qua BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: (1) Toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 6,8 triệu lượt hồ sơ giao dịch điện tử trong 06 tháng đầu năm 2024 (tương đương 49,9 triệu hồ sơ gắn với từng người lao động, chiếm 88% tổng số hồ sơ cả trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận và xử lý); (2) Việc chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt, trong 6 tháng đầu năm 2024, có khoảng 74% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị (tăng khoảng 10% so với năm 2023); (3) Từ khi triển khai Quyết định số 422/QĐ-TTg đến nay, đã tiếp nhận và xử lý 10.096 giao dịch đăng ký, đóng BHXH tự nguyện; 60.878 trường hợp đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT, gia hạn thẻ BHYT đối với DVC "Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT" (tích hợp DVC Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình vào DVC này) và 290 hồ sơ DVC "Giải quyết hưởng BHXH một lần” (thuộc nhóm áp dụng thí điểm xác thực chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động để phục vụ cung cấp DVC trựctuyến); tiếp nhận từ Cổng DVC quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng BHTN cho trên 538.158 trường hợp để phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; (4) 100% cơ sở KCB BHYT đã triển khai KCB BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip (đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD), với hơn 104,2 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD thành công phục vụ làm thủ tục KCB BHYT; (5) Tiếp nhận và xử lý hơn 1.055.990 hồ sơ thông qua 02 nhóm TTHC liên thông…
Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, cung cấp nhiều tiện ích mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, như: Đẩy mạnh chi trả lương hưu và các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân; Cấp thẻ BHYT bản điện tử (tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi KCB BHYT); Mở rộng triển khai xác thực sinh trắc học trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa của BHXH các tỉnh, thành phố…
BHXH Việt Nam xin trân trọng cảm ơn và kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đoàn đại biểu Quốc hội, cử tri Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình, kết quả tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, để chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng hoàn thiện, công tác tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng được sự hài lòng của đông đảo Nhân dân, người lao động./.
Phạm Chính
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?