• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Minh THành
Ngày gửi:
22/04/2024
Lĩnh vực:
Bảo hiểm y tế
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Bệnh ung thư người đóng bảo hiểm sẽ được hỗ trợ như thế nào ? Mức hỗ trợ và quy định thanh toán bảo hiểm ?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
26/07/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Hiện nay, Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn không có quy định cụ
thể người bị bệnh ung thư được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng
BHYT, chỉ quy định ngân sách nhà nước đóng cho các nhóm đối tượng như
người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng theo quy định của
pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp xã hội; người thuộc hộ
gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn... và hỗ trợ đóng cho các nhóm đối tượng như người thuộc
hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình...Ngoài ra, theo quy định tại
khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác trình hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng chưa được quy định
cụ thể mức hỗ trợ tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT, đề nghị bạn đi KCB BHYT tại
nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT, trường hợp vượt quá khả năng
chuyên môn của cơ sở KCB thì cơ sở KCB sẽ hướng dẫn và chuyển tuyến cho
bạn theo quy định. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối
tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế của Bạn.
Trường hợp bạn tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT chi trả
như sau: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương trong phạm
vi hưởng và mức hưởng của đối tượng, 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh
viện tuyến tỉnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng của đối tượng, 100% KCB
(bao gồm cả điều trị nội trú và KCB ngoại trú) tại bệnh viện tuyến huyện trên
địa bàn toàn quốc. Tuy nhiên, do bạn đi KCB trái tuyến nên Bạn sẽ không được
hưởng chế độ không phải cùng chi trả (nếu có) trong trường hợp Bạn đã tham
gia BHYT đủ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm của những lần
đi KCB đúng tuyến vượt quá 6 tháng lương cơ sở; đồng thời phần chi phí cùng
chi trả của Bạn trong trường hợp này cũng không được tính tích lũy để xác định
là điều kiện cấp Giấy chứng nhận không phải cùng chi trả trong năm

409/CSYT 2024
 

BHXH Việt Nam trả lời