Thứ bảy, ngày 18/01/2025
Tôi sinh năm 1964, hiện đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên trên sổ BHXH của tôi ghi sinh năm 1965. Tôi đã nộp hồ sơ (bản CMND, bản sao giấy khai sinh) đều ghi sinh năm 1964 để đề nghị điều chỉnh năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Cơ quan BHXH yêu cầu nếu tôi là đảng viên thì phải cung cấp thêm Lý lịch đảng viên. Xin hỏi cơ quan BHXH yêu cầu như thế có đúng quy định?
Thành phần hồ sơ cấp lại sổ BHXH đối với người tham gia thay đổi ngày, tháng, năm sinh theo quy định tại Tiết a, Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 27 Quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam gồm: “Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Giấy Khai sinh hoặc Trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu; Trường hợp là đảng viên theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền” và Công văn số 1901-CV/BTCTW ngày 05/12/2016 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Kết luận số 13 của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên quy định: “Đối với trường hợp tuổi ghi trong hồ sơ lý lịch cán bộ hoặc các giấy tờ liên quan khác kèm theo hồ sơ cán bộ không trùng khớp với hồ sơ lý lịch đảng viên gốc, khi tiến hành quy trình công tác cán bộ như: quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên thì các cấp ủy, tổ chức đảng phải lấy tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng làm căn cứ để thực hiện…”. Vì vậy, nếu người lao động là đảng viên thì phải xuất trình hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng để xem xét điều chỉnh trên sổ BHXH hoặc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.
Chi tiết >>
1598444 lượt xem
1307091 lượt xem
730362 lượt xem
650669 lượt xem
571635 lượt xem
497419 lượt xem
490688 lượt xem