• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trần Thị Kim Oanh
Ngày gửi:
20/09/2022
Lĩnh vực:
BHXH tự nguyên
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi đã thử liên hệ nhiều lần qua số 19009068 mà không được, xin giúp tôi giải đáp các thắc mắc sau: 1. Đại lý A tư vấn cho tôi chọn mức lương 10tr (đóng 2,2tr/tháng) sau 20 năm tôi (nữ) lãnh 9.330.000 VND/tháng. Và nếu tham gia trên 5 năm thì tôi có thêm trợ cấp mai táng là 10 tháng lương cơ sở. Đại lý B tư vấn cũng mức đóng 2.2tr/tháng, sau 20 năm tôi chỉ nhận là 8.112.000. Nhưng cứ công dồn 5 năm là có 10 tháng trợ cấp mai táng. Tức sau 20 năm tôi sẽ có 40 tháng trợ cấp mai táng. ---> tôi không biết đại lý nào tư vấn đúng ạ. 2. Khi tôi tham gia BHXH tự nguyện, thì tôi có giấy tờ gì không, chứ không có, sau này hệ thống có việc gì, mất dữ liệu, làm sao tôi có thể chứng minh mình đã đóng? vì tôi thấy cháu tôi đi làm công ty có cuốn sổ xanh xanh, ghi đầy đủ thông tin đã đóng. 3.Hiện tại tôi buôn bán tạp hóa, nhân lúc còn khỏe, tôi muốn dồn hết tiền đóng trong 5 năm ( khoảng 530tr đóng trong 5 năm) luôn được không? Xin cảm ơn

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
28/10/2022
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Về số tiền đóng BHXH hàng tháng của bạn khi bạn tham gia
BHXH tự nguyện và chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự
nguyện là 10 triệu được tính toán căn cứ vào các quy định sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 87 Luật BHXH, cụ
thể như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng
đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20
lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà
nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm
thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.”
Mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện được quy
định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 134/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền
đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo
mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị
định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ
nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ
cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm
xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách
nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền
đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.”
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì việc bạn tham gia BHXH tự
nguyện và lựa chọn mức thu nhập tháng đóng BHXH là 10 triệu thì mức đóng
của bạn hàng tháng là 2,2 triệu và còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy
định nêu trên.
2. Về điều hưởng lương hưu và mức hưởng lương hưu đối với người
tham gia BHXH tự nguyện căn cứ các quy định sau:
a. Điều kiện hưởng lương hưu
Điều kiện về tuổi nghỉ hưu được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định
số 135/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
3
“1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động
trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động
nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm
03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi
năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm
2035.”
Điều kiện về thời gian tham gia để được hưởng lương hưu được quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 73 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau: “Đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên”
b. Mức lương hưu hàng tháng đối với người tham gia BHXH tự
nguyện được tính toán trên cơ sở tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân
thu nhập tháng đóng BHXH
Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều
74 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người
lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45%
mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của
Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,
năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b
khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được quy định tại Điều 79
Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:
“1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng
bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian
đóng.
2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình
quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh
trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Để tính được mức lương hưu dự kiến bạn được hưởng phải căn cứ vào
thời gian tham gia BHXH, thời điểm bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu, mức
thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian tham gia. Như vậy, theo thông
tin bạn cung cấp chỉ có mức lương lựa chọn đóng BHXH tự nguyện nên BHXH
Việt Nam không có đủ căn cứ để tính ra mức lương hưu dự kiến được hưởng.
BHXH Việt Nam cung cấp các quy định để bạn tự đối chiếu với các thông tin cá
nhận của mình để biết.
3. Về điều kiện được hưởng trợ cấp mai táng phí đối với người tham
gia BHXH tự nguyện và mức hưởng trợ cấp mai táng phí căn cứ quy định
tại Điều 80 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:
“1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp
mai táng:
4
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở
lên;
b) Người đang hưởng lương hưu.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy
định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là
đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.”
4. Về phương thức đóng BHXH tự nguyện và xác nhận, theo dõi quá
trình tham gia BHXH tự nguyện
Phương thức đóng BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 1 Điều 9
Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định chi tiết một số điều
của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, cụ thể như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các
phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo
hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng
thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì
được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Bạn căn cứ theo các quy định nêu trên để lựa chọn phương đóng cho phù
hợp.
Về xác nhận và theo dõi quá trình tham gia BHXH tự nguyện
Theo quy định tại khoản 2, khoản 7 Điều 18 Luật BHXH, người lao động
có quyền:
“2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.”
“7….được yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc
đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 23 Luật BHXH cơ quan BHXH
có trách nhiệm:
“4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã
hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.”
“6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người
lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao
động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.”
Căn cứ theo các quy định của pháp luật nêu trên, khi tham gia BHXH tự
nguyện bạn sẽ được cấp sổ BHXH và được xác nhận thời gian tham gia BHXH
cũng như được cung cấp thông tin về quá trình tham gia BHXH. Ngoài ra, hiện
nay đã có ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” của BHXH Việt Nam trên
nền tảng thiết bị di động, chính thức được công bố đưa vào hoạt động đến nay
đã được khoảng 2 năm. Bạn có thể cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động của
mình và theo dõi quá trình tham gia trên ứng dụng. Ngoài ra, trên ứng dụng có
rất nhiều tính năng khác như: cung cấp các tiện ích tra cứu, hỗ trợ tư vấn trực
tuyến 24/7…để hỗ trợ người lao động có được những dịch vụ tiện ích nhất trong
quá trình tham gia và thụ hưởng BHXH