• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Một bạn đọc
Email:
Ngày gửi:
26/11/2018
Lĩnh vực:
BH thất nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ tháng 3/2015, đến tháng 12/2017 nghỉ thai sản. Ngày 20/6/2017, tôi bắt đầu đi làm lại, nhưng công ty có quy định nhân viên phải cập nhật thông tin nghiệp vụ trong một thời gian và thời gian này không được tính ngày công. Từ ngày 16/7/2018, tôi vào làm chính thức và được tính ngày công, nhưng không được Công ty đóng BHXH cho tháng 7/2018. Sang tháng 8/2018, tôi làm được 9 ngày công và đến cuối tháng tôi nộp đơn xin nghỉ việc. Vậy, trường hợp của tôi có được hưởng BHTN không?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
26/11/2018
File đính kèm:
Câu trả lời:

Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị  định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 thì người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này: hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; người lao động tạm hoãn thực hiện giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật thì thời gian này người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị  định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 nên trên thì người sử dụng lao động tham gia BHTN là người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác; Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 và các văn bản hướng dẫn thì người thất nghiệp là người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau: Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật; Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định.

Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 1/3/2013 của Bộ LĐ-TB&XH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 nêu trên thì người đang đóng BHTN là người có tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN, tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có các tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; Người lao động có các tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị.

Như vậy, bà và người sử dụng lao động nếu thuộc đối tượng thì phải tham gia BHTN và nếu tham gia đóng BHTN thì bà sẽ được hưởng các chế độ BHTN khi đáp ứng đủ điều kiệu theo các quy định nêu trên.

Theo baodansinh.vn