• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Thị Vân Anh
Ngày gửi:
26/05/2021
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Chồng tôi hiện đang làm kỹ sư vận hành hệ thống máy gồm nhiều công đoạn để sản xuất hóa chất LAS (nguyên liệu cho các công ty sản xuất chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước rửa chén, ...) thành phần có benzen có khả năng gây ung thư. Tôi muốn hỏi ngành nghề đó có được xếp là ngành nghề độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm theo thông tư 11/2020? Cơ quan BHXH căn cứ vào giấy tờ gì để xếp là ngành nghề độc hại để nghỉ hưu trước tuổi? Công ty sử dụng lao động có phải làm thủ tục gì không?

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
28/05/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Ngày 12/11/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm
theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm (NNĐHNH) và nghề, công việc đặc biệt NNĐHNH
(kèm theo mô tả điều kiện lao động). Theo đó, từ ngày 01/3/2021 thì việc xác
định thời gian làm nghề, công việc NNĐHNH và nghề, công việc đặc biệt
NNĐHNH để làm căn cứ xác định điều kiện hưởng lương hưu được áp dụng
theo Danh mục nghề, công việc NNĐHNH và nghề, công việc đặc biệt
NNĐHNH ban hành kèm theo Thông tư này.
Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này có quy định: “Thời gian người lao động
làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ
theo quy định tại Khoản 2 Điều này vẫn được tính là thời gian làm các nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực.”
Việc xác định nghề, công việc mà chồng Bạn đang làm có thuộc chức
danh nghề, công việc NNĐHNH hay không cần căn cứ đặc điểm điều kiện lao
động của nghề, công việc được mô tả kèm theo chức danh nghề, công việc
tương ứng tại Danh mục nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt NNĐHNH do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thể hiện tại hồ sơ làm việc ở
Công ty (việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, tiền lương,…) và đó là cơ sở để
cơ quan BHXH phối hợp với đơn vị xem xét ghi nhận trên sổ BHXH theo đúng
chức danh nghề thực tế Chồng bạn đã làm. Trường hợp sổ BHXH đã ghi nhận
chức danh nghề đúng hồ sơ gốc thì cơ quan BHXH sẽ căn cứ chức danh nghề,
công việc được ghi nhận trên sổ BHXH để xác định điều kiện nghỉ hưu ở tuổi
thấp hơn đối với người lao động (cùng với các điều kiện về tuổi đời, thời gian
công tác, điều kiện nơi làm việc…).
Trường hợp chồng Bạn thực sự làm nghề, công việc thuộc Danh mục
nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt NNĐHNH do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành nhưng sổ BHXH ghi chưa đúng thì đơn vị sử dụng lao
động nơi chồng Bạn đang làm việc cung cấp hồ sơ liên quan đến hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc; phân công vị trí công việc; chuyển xếp lương, nâng
lương, …. đề nghị cơ quan BHXH xem xét, thực hiện điều chỉnh thông tin ghi
trên sổ BHXH.