• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Sang
Email:
Hoangngocsang8175@gmail.com
Ngày gửi:
18/07/2024
Lĩnh vực:
BHXH tự nguyên
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Ad cho mình hỏi: mình 6/1989, tham gia bhxh tự nguyện từ tháng 2/2024, vậy dự định sẽ đóng đc 25năm vs mức hưởng 55%.. Vì vậy,khi về hưu mình muốn đóng thêm cho đủ 35 năm để được mức hưởng 75% có được không

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
24/09/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người tham gia
BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 73 Luật BHXH năm 2014 được
sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019,
người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ các
điều kiện sau đây:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi
nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi
03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau
đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi
vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến
khi đủ 60 tuổi vào năm 2035).
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày
18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định trường hợp
người tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục tham gia
BHXH tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau
tháng dừng đóng BHXH tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.
Như vậy, khi đủ tuổi nghỉ hưu, có đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH
để hưởng lương hưu, nếu Bạn không có yêu cầu hưởng lương hưu thì có thể tiếp
tục tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu với mức cao hơn.
631/CSXH

BHXH Việt Nam trả lời