Tôi đi làm ở công ty có tham gia đóng bhxh từ tháng 6-2006 đến tháng 6-2022 (thời gian đóng 17 năm). Hiên nay tôi đang nghỉ việc và muốn tham gia bhxh tự nguyện cho đến khi đủ 30 năm để được hưởng lương hưu theo quy định. Cho tôi hỏi về cách tính lương hưu của tôi theo quy định hiện nay khi tôi có 2 quá trình đóng bhxh khác nhau. Xin cảm ơn!
Mức hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH. 1. Về tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP như sau: Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH; đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. 2. Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của thời gian tham gia BHXH bắt buộc: a) Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tùy thuộc thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 hoặc 6 hoặc 8 hoặc 10 hoặc 15 hoặc 20 năm cuối của thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. b) Khoản 2 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH Số: /CSXH-HT V/v trả lời câu hỏi theo Công văn số 439/CSKH-DVHTTV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2024 2 lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. c) Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Về mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH đối với người lao động sau khi dừng đóng BHXH bắt buộc mà tiếp tục đóng BHXH tự nguyện được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, cụ thể như sau:
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = Trong đó: - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại điểm a hoặc b hoặc c điểm 2 nêu trên. - Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của cả quá trình đóng BHXH tự nguyện. - Tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định của chính sách từng thời kỳ. BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để Bạn nắm được. Trường hợp cần giải đáp cụ thể hơn, Bạn liên hệ cơ quan BHXH địa phương để được trả lời dựa trên quá trình tham gia BHXH thực tế của Bạn do cơ quan BHXH đang quản lý.
466/CSXH 2024
Chi tiết >>
1535782 lượt xem
1277843 lượt xem
722963 lượt xem
618248 lượt xem
555291 lượt xem
493040 lượt xem
471364 lượt xem