Tôi là nữ, sinh tháng 7 năm 1972, bắt đầu đóng BHXH bắt buộc từ 2/2000 đến tháng 3/2020, tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc là 20 năm 2 tháng . ( gọi là đã chốt sổ) Và tôi hưởng chế độ thất nghiệp từ ngày 22/5/2020 đến 21/4/2021, thời gian hưởng 11 tháng. Dự kiến sang tháng 5/2021 tôi sẽ chuyển sang đóng BHXH tự nguyện 24 tháng tiếp theo ( thời gian đóng từ 5/2021 đến 4/2023) và tôi dừng đóng BHXH tự nguyện. Như vậy: Đến tháng 7 năm 2023 tôi có thuộc đối tượng được được giám định mất sức 61% để về hưu trước tuổi không? Cách tính lương hưu cho tôi như thế nào? Tôi có được tính 6 năm cuối đóng BHXH tự nguyện không? Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ thì: Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội (được giảm điều kiện về tuổi đời nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên). Từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo quy định tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Nghị định số 135/2020/NĐCP ngày 18/11/2020 của Chính phủ. Đối chiếu với trường hợp của Bạn đọc nếu Bạn bị suy giảm khả năng lao 61% trở lên thì đến tháng 8/2023 Bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP thì mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH để tính lương hưu được tính theo công thức sau: Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH = Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH, cụ thể: 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu; b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu; c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu; d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu; đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu; g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 nêu trên. Căn cứ quy định trên, Bạn đối chiếu với thời gian tham gia BHXH của mình để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và tính tổng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu đối với Bạn
Chi tiết >>
1536587 lượt xem
1278173 lượt xem
723074 lượt xem
618616 lượt xem
555549 lượt xem
493097 lượt xem
471571 lượt xem