người khuyết tật tham gia BHXH tự nguyện đã đóng đủ 20 năm, tuổi chưa đủ thì có được hưởng lương hưu không
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật BHXH năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: + Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động; + Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. - Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau: “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.” Tại Điều 98 Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 quy định về đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên. Khoản 9 Điều 141 Luật BHXH năm 2024 quy định: “Người tham gia BHXH tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, trừ trường hợp người lao động có nguyện vọng hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật này”. BHXH Việt Nam cung cấp một số thông tin về điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện để Bạn nắm được và đối chiếu với trường hợp của bản thân. 709/CSXH
Chi tiết >>
1536873 lượt xem
1278285 lượt xem
723112 lượt xem
618760 lượt xem
555640 lượt xem
493114 lượt xem
471636 lượt xem