• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Thị Thảo
Ngày gửi:
11/03/2021
Lĩnh vực:
BHXH một lần
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi công tác tại Trường cấp 3. Đơn vị tôi trả lương theo hệ số, sắp tới đơn vị tôi có 1 giáo viên nghỉ hưu vào tháng 5.2021. Giáo viên này bị mắc bệnh hiểm nghèo muốn thanh toán chế độ bảo hiểm lần lần. Tôi xin hỏi BHXH như sau: 1. Nhận chế độ BHXH một lần có được nhận BHYT không? 2. Công thức tính chế độ BHXH 1 lần và Mức lương bình quân để tính BHXH một lần đối với đơn vị hành chính sự nghiệp trả lương theo hệ số như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp của Quý cơ quan Trận trọng cảm ơn

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
19/03/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Về hưởng BHYT:
Theo mục a khoản 4 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người đang hưởng
lương hưu thì được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT). Trường hợp người lao động đã
nghỉ việc hưởng chế độ BHXH một lần thì không được hưởng bảo hiểm y tế
(BHYT), người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện để được hưởng quyền
lợi về BHYT.
2. Về cách tính hưởng BHXH 1 lần và Mức lương bình quân để tính
BHXH một lần:
- Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Điều 20 Thông tư số
59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã
hội quy định về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính
lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng
BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước như sau:
a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01
tháng 01 năm 1995:
b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:
Mbqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60
tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng
=
Mbqtl =
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6
năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng
Mbqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8
năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
=
96 tháng
Mbqtl =
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của
10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
120 tháng
đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01
tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:
e) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01
tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:
g) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01
tháng 01 năm 2025 trở đi:
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp
bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ
cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại
thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương đóng BHXH được điều chỉnh theo quy định tại Điều 63 Luật
BHXH như sau:
1. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương
tháng đóng BHXH đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do
Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày
01/01/2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi
thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 dưới
đây.
Mbqtl =
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15
năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
180 tháng
Mbqtl =
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20
năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
240 tháng
Mbqtl =
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của
toàn bộ thời gian đóng
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động người lao động
đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết
định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy
định của Chính phủ.
b. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm
2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những
năm đóng trước năm 2014.
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những
năm đóng từ năm 2014 trở đi.
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức
hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: Khi tính
mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ
thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm. Trường hợp tính đến trước
ngày 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó
được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ
tính hưởng BHXH một lần.
Do Bạn không cung cấp rõ thông tin về quá trình đóng BHXH và thời điểm
đề nghị giải quyết BHXH một lần nên cơ quan BHXH không có căn cứ trả lời cụ
thể, BHXH Việt Nam cung cấp quy định về cách tính mức bình quân và mức
hưởng BHXH một lần, đề nghị Bạn đối chiếu với trường hợp người lao động của
đơn vị Bạn để được biết, hoặc liên hệ với BHXH địa phương nơi Bạn đang cư trú
để được giải đáp.