• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Vũ Thị Thắm (SP)
Ngày gửi:
07/03/2024
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin quý cơ quan vui lòng cho tôi hỏi một số trường hợp nghỉ ốm, dưỡng sức, thai sản như sau -Chế độ ốm: Người lao động tại đơn vị tôi nghỉ hưởng chế độ ốm trên giấy nghỉ việc hưởng BHXH từ 20/2/2024-23/02/2024 (4 ngày) đến ngày 22/02/2024 do đơn vị có việc đột xuất nên người lao động phải đến cơ quan để làm việc, rồi tiếp tục nghỉ ngày 23/02/2024. tổng số ngày nghỉ 03 ngày, Vậy cho tôi hỏi người lao động có được thanh toán 03 ngày ốm như trên không? -Chế độ dưỡng sức sau sinh con đi làm lại từ ngày 20/2/2024: Người lao động nghỉ dưỡng sức đợt 1 từ 20/2/2024-22/02/2024 (3 ngày) đến ngày 23/02/2024 do đơn vị có việc đột xuất nên người lao động phải đến cơ quan để làm việc, rồi tiếp tục nghỉ đợt 2 từ ngày 25/02/2024-đến 26/02/2024 ( 02 ngày), tổng nghỉ 05 ngày, Vậy cho tôi hỏi người lao động có được thanh toán 05 ngày dưỡng sức của 2 đợt như trên không? -Chế độ Thai sản: Trường hợp lao động nghỉ do nạo thai 8 tuần Giấy ra viện nghỉ từ 10/01/2024 ( 20 ngày): đợt 1 NLĐ từ 10/1/2024-19/02/2024 (10 ngày) đến ngày 20-21 đi làm hưởng lương, sau đó 22/02/2024 tiếp tục nghỉ đợt 2 từ ngày 22/02/2024-đến 29/02/2024 tổng 08 ngày, Vậy cho tôi hỏi người lao động có được thanh toán 18 ngày dưỡng sức của 2 đợt như trên không? Tôi xin Cảm ơn!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
23/05/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

314/CSXH-BHTN

1. Chế độ ốm đau: Tại khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định
người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn mà không phải
tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động được căn cứ
theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và số ngày người lao động thực tế
nghỉ việc tại đơn vị do ốm đau.
Trường hợp người lao động của đơn vị Bạn có ngày nghỉ ốm đau thể hiện
trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH từ ngày 20/2/2024 đến ngày
23/02/2024 (04 ngày). Tuy nhiên, ngày 22/2/2024 do đơn vị có việc đột suất và
người lao động phải đến đơn vị làm việc. Theo đó căn cứ vào số ngày người lao
động nghỉ thực tế đơn vị Bạn lập Mẫu 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết
hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) gửi cơ quan BHXH
để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động, trong trường hợp này người lao
động của đơn vị Bạn sẽ được giải quyết nghỉ ốm đau với thời gian là 03 ngày.
2. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
Tại Điều 41 Luật BHXH năm 2014 quy định lao động nữ ngay sau thời gian
hưởng chế độ thai sản theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc
mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05
ngày đến 10 ngày tùy theo hình thức sinh con và số con sinh ra.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được
tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động do người
sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn
vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động
quyết định.
Trường hợp người lao động nữ của đơn vị Bạn sau thời gian hưởng chế độ
thai sản đi làm lại từ ngày 20/02/2024 (Người lao động nghỉ dưỡng sức phục hồi
sức khỏe sau thai sản đợt 1 là 03 ngày: từ ngày 20/2/2024 đến ngày 22/02/2024;
ngày 23/02/2024 do đơn vị có việc đột xuất nên người lao động phải đến cơ quan
để làm việc, rồi tiếp tục nghỉ đợt 2 là 02 ngày: từ ngày 25/02/2022 đến ngày
26/02/2024. Mặt khác nếu thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
của người lao động vẫn trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà người sử dụng lao
động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định thì người lao động vẫn được
nghỉ và hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh. Pháp luật về BHXH
hiện hành không quy định nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản phải liên
tục.
3. Chế độ thai sản:
Theo quy định tại Điều 33, Luật BHXH năm 2014:
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động
nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao động của đơn vị Bạn nghỉ do
nạo thai 8 tuần. (Giấy ra viện được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho nghỉ từ ngày
10/01/2024 đến ngày 29/01/2024, tổng số là 20 ngày). Tuy nhiên trong đó có 02
ngày người lao động đi làm hưởng lương là ngày 20 và ngày 21. Do vậy, người lao
động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do nạo thai 8 tuần là 18 ngày theo số
ngày thực tế nghỉ.
BHXH Việt Nam trả lời để Bạn để Bạn nắm được