Mẹ em vừa nằm viện điều trị bệnh 9dia5 BV Đại HỌc Y Dược, vừa mới được xuất viên và có hẹn đi tài khám. Tuy nhiên phải có giấy chuyển tuyến (vì nơi ĐK Khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện 115). Hôm nay em có qua bện viện 115 để xin giấy chuyển tuyến thì bệnh viện yêu cầu phải có người bệnh đi theo để xác nhận chứ không thể xác nhận qua hồ sơ kết quả điều trị của BV Đại HỌc Y Dược. BHXH cho em hỏi trong trường hợp người bệnh là mẹ em vẫn còn yếu, hạn chế tiếp xúc nói đông người theo yêu cầu bác sĩ thì phải làm thủ tục hồ sơ như thế nào để có thể xin giấy chuyển tuyến?
- Trường hợp Mẹ của bạn đi KCB tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh có giấy chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định, có xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh, sau đó được Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy hẹn khám lại thì theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại. Do đó, trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn khám lại, mẹ của Bạn đến Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh để khám lại, thực hiện đầy đủ thủ tục KCB BHYT (xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh, giấy hẹn tái khám) thì vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT theo quy định. - Trường hợp Mẹ của bạn đi KCB không đúng tuyến tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi ra viện được Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy hẹn tái khám thì giấy hẹn khám lại đó không được sử dụng để thanh toán BHYT. Khi đó, để được hưởng đầy đủ quyền lợi khi đi KCB, mẹ Bạn phải đến đúng nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu trên thẻ, xuất trình đầy đủ thủ tục để được bác sĩ phụ trách chuyên môn thực hiện khám bệnh, trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn thì Bác sĩ có trách nhiệm chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định hiện hành.
Chi tiết >>
1534560 lượt xem
1277342 lượt xem
722797 lượt xem
617785 lượt xem
554942 lượt xem
492979 lượt xem
471025 lượt xem