• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Lê Văn Tuân
Ngày gửi:
16/01/2021
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Thưa Quý Bảo hiểm: Trong tháng 10 tôi điều trị nội trú có giấy ra viện là 13 ngày, nghỉ phép 10 ngày, nghỉ không hưởng lương 01 ngày, đi làm 03 ngày. Vậy: 1/ tôi có được đóng bảo hiểm tháng 10 không? 2/ Có được tính gộp 13 ngày nghỉ ốm với 01 ngày nghỉ không lương( áp dụng theo khoản 4) để báo giảm ốm(OF) của tôi không? Tại Khoản 4, 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định: Khoản 4: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Khoản 5: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
19/01/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Tại điểm 3.1 và điểm 3.2 khoản 3 Điều 7 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 20/6/2020 của BHXH Việt Nam thì: Đơn vị có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó; Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ. Vì vậy, trường hợp đơn vị sử dụng lao động nơi Ông/Bà làm việc nay chuyển về đóng trụ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì lập hồ sơ gửi BHXH tỉnh Bắc Ninh để báo dừng tham gia và nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN đến thời điểm chuyển đi; đồng thời, lập hồ sơ gửi BHXH tỉnh Vĩnh Phúc để báo tăng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại tỉnh Vĩnh Phúc. Trường hợp Ông/Bà đang tham gia BHXH tự nguyện tại tỉnh Bắc Ninh thì sau khi thực hiện xong phương thức đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó, Ông/Bà tiếp tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc. Ông/Bà chỉ cần cung cấp mã số BHXH cho đại lý thu hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú để được lập hồ sơ đăng ký tham gia và đóng BHXH tự nguyện theo quy định.

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
19/01/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 85, khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Vì vây, thời gian nghỉ việc do ốm đau được công với thời gian nghỉ việc không hưởng lương (theo thỏa thuận) làm căn cứ tính hưởng số ngày không làm việc, không hưởng tiền lương trong tháng của người lao động. Đề nghị Ông/Bà đối chiếu quy định nêu trên để biết và thực hiện