• HỎI ĐÁP
Người gửi:
ĐINH THỊ MINH THÚY
Ngày gửi:
08/01/2021
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Thưa BHXH Việt Nam. ĐƠn vị tôi có 1 TH như này mong nhận được sự tư vấn từ phía cơ quan Trước đây những TH bị Tai nạn lao động (TNLD)- (có biên bản điều tra và kết luận là TNLD) thì trên giấy tờ ra viện cho nghỉ như thế nào thì bên an toàn lao động công ty tôi đều xác nhận để cho người lao động nghỉ chế độ TNLD hưởng nguyên lương của công ty. Nhưng mới đây cán bộ phụ trách an toàn bên công ty tôi có nói có đi họp và được hướng dẫn thời gian nằm điều trị tại viện thì cho nghỉ TNLD còn nếu TH nào ra viện nhưng trên giấy ra viện bác sỹ có ghi thêm nghỉ lao động từ ngày nào đến ngày nào thì quãng thời gian đó ko được tính là TNLD và đề nghị bên tôi làm thanh toán chế độ ốm đau cho người lao động đối với quãng điều trị ngoại trú đc nghỉ thêm theo giấy ra viện Ví dụ vào viện từ 02.01.2021 ra viện 08.01.201 bác sỹ cho nghỉ thêm từ 09.01.2021 đến hết 15.01.2021 thì nghỉ TNLD từ 02-08.01.2021 còn từ 09.01 trở đi thì không được tính là TNLD và đề nghị để giải quyết chế độ ốm đau. Vậy cho tôi hỏi làm như thế có đúng hay không. TH không giải quyết chế độ ốm đau từ 09-15.01 thì sẽ giải quyết chế độ nào cho NLD để đảm bảo quyền lợi cho NLD Trân trọng cảm ơn

Trả lời bởi:
BHXH Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
14/01/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Khoản 3 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp bắt buộc quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp như sau: “Đối với thời gian người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động thì người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.

Tại Phụ lục 3 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế hướng dẫn ghi Giấy ra viện đối với thời gian điều trị ngoại trú như sau: “Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày”.

Điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: “Không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ (bao gồm cả điều trị nội trú và ngoại trú) theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không được giải quyết chế độ ốm đau và thời gian này người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động đối với người lao động.