Công ty tôi có một nhân viên tham gia BHXH được 6 tháng trong một lần ngất xỉu đi khám thì phát hiện mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Bệnh viện trả về và bảo không qua khỏi 3 tháng. Gia đình xin công ty chuyển bảo hiểm về quê nhà cho người nhân viên này để họ nằm tại bệnh viện quê nhà có hưởng bảo hiểm y tế. Công ty tôi cần làm những thủ tục gì để cho họ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày và chế độ bảo hiểm y tế
Về thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày
Theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày gồm:
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập (Mẫu số 01B-HSB)
Trường hợp của nhân viên Công ty Bạn bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định, trong tháng có số ngày nghỉ việc do ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì đơn vị chỉ cần thực hiện thủ tục báo giảm bằng cách kê khai trên mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Cơ quan BHXH sẽ căn cứ giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do Công ty Bạn cung cấp để thanh toán chế độ ốm đau dài ngày theo số ngày nghỉ việc để khám chữa bệnh ghi trên hồ sơ khám, chữa bệnh.
Về thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm y tế
Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Khi đó, Người lao động được cấp thẻ BHYT mã NO có mức hưởng 80% chi phí KCB BHYT trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT. Để thuận tiện cho việc điều trị tại quê nhà và đảm bảo hưởng đầy đủ quyền lợi về KCB BHYT, vào đầu quý, người tham gia BHYT đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ BHYT để đề nghị đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu về một trong các cơ sở KCB BHYT tuyến huyện hoặc tuyến xã gần nơi cư trú ở quê nhà. Sau đó người có thẻ BHYT đến đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT hoặc các cơ sở KCB BHYT tuyến huyện khác trên địa bàn nội tỉnh để KCB, trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn thì cơ sở KCB BHYT ban đầu hoặc cở KCB BHYT tuyến huyện khác có trách nhiệm chuyển người bệnh đến cơ sở KCB BHYT tuyến trên có đủ khả năng điều trị bệnh theo quy định về chuyển tuyến KCB BHYT.
Chi tiết >>
1591030 lượt xem
1303321 lượt xem
729558 lượt xem
646330 lượt xem
569937 lượt xem
496962 lượt xem
488374 lượt xem