• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Đức Thịnh
Ngày gửi:
29/11/2023
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Kính gửi quý Cơ quan, Tôi có thắc mắc sau đây đề nghị quý Cơ quan giải đáp: "Công ty tôi có trường hợp người LĐ trên đường đi làm về thì bị tai nạn giao thông (tỷ lệ thương tật 15%, trường hợp này theo Luật An toàn, vệ sinh lao động thì được xác định là tai nạn LĐ). Công ty đã giải quyết chi trả chế độ trợ cấp theo quy định tại điều 39 Luật này. Đồng thời làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn LĐ cho người lao động và nộp lên CQ BHXH Tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, BHXH Đồng Nai lại có hướng dẫn rằng: "Công ty phải đóng tiền bảo hiểm cho người LĐ nói trên thì mới được hưởng chế độ TNLĐ" Thế nhưng theo Quy định của Luật BHXH là nguyên tắc đóng hưởng (tức phải đóng trước mới được hưởng). Mặc dù người lao động nói trên đã tham gia bảo hiểm (tính đến thời điểm xảy ra TNLĐ là 15 năm). Câu hỏi là: Tại sao công ty chúng tôi phải đóng bảo hiểm thì người lao động nói trên mới được hưởng chế độ TNLĐ ? Vì nếu thực hiện như thế có khác gì nhà tôi cháy xong tôi mới đi mua bảo hiểm cháy nổ để được hưởng ?? Đề nghị Quý cơ quan làm rõ nội dung này, tránh cho công ty đóng dư thừa tiền bảo hiểm nhưng quyền lợi người lao động không có và thiệt hại cho công ty.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
20/12/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
"Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở
lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó
. Thời gian này không được
tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản".

- Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: “Người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao
động được người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại khoản 3 Điều 38
của Luật An toàn, vệ sinh lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội vào các quỹ bảo
hiểm xã hội theo quy định”.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, trong thời gian người lao động nghỉ
việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do bị TNLĐ mà người sử dụng lao
động vẫn trả đủ tiền lương thì phải đóng BHXH cho người lao động.