• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Kiều Trang
Ngày gửi:
10/08/2023
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Dạ em xin tư vấn của BHXH về trường hợp tai nạn lao động của nhân viên Công ty em ạ Bạn A bị tai nạn giao thông trong thời gian làm việc (bạn đi giao hồ sơ công ty) khi bị tai nạn đưa đi cấp cứu nên không có biên bản tai nạn giao thông từ công an Bạn nằm viện 4 ngày và bác sĩ cấp giấy ra viện có ghi chẩn đoán là vết thương lóc da mu chân, gãy hở xương bàn IV bàn chân do tai nạn giao thông giờ thứ 3 và cho nghỉ thêm 10 ngày Em có đọc hướng dẫn làm hồ sơ chế độ tai nạn lao động gồm: 1. Sổ bảo hiểm xã hội. 2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB). 3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định. 4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú. 5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. 6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: 6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực). 6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực) Tuy nhiên bạn A chỉ có giấy ra viện và thực hiện biên bản tường trình tai nạn có xác nhận của bạn A và người chứng kiến thôi, không có giám định y khoa và khám nghiệm hiện trường, vậy: -Trường hợp này có làm hồ sơ bảo hiểm tai nạn được không ạ? -Trường hợp hồ sơ không đủ để hưởng bảo hiểm tai nạn vậy cty báo giảm BHXH dạng nghỉ tai nạn được không? -Trong thời gian bạn A điều trị tai nạn Công ty sẽ thanh toán đủ lương cho bạn, vậy thời gian này NLĐ và Cty có bắt buộc đóng BHXH, BHYT, BHTN không ạ? Mong nhận được phản hồi từ BHXH Em cảm ơn.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
20/09/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định: Người lao động tham
gia bảo hiểm TNLĐ-BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau
đây:
Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây và bị suy giảm khả năng
lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu
cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao
động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao,
ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú,
đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy
quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về
nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn vệ sinh lao động, Điều 6 Quyết
định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam, hồ sơ hưởng chế
độ tai nạn lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động lần đầu bao gồm:
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao
động đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám
định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm
xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động -Thương
binh và Xã hội. (Mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-
BHXH nêu trên)
Việc xác định người lao động có bị tai nạn lao động theo quy định của pháp
luật hay không thuộc trách nhiệm của đoàn điều tra tai nạn lao động (quy định tại
Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc).
Trường hợp người lao động được đoàn điều tra tai nạn lao động kết luận là
TNLĐ là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì đơn vị lập hồ sơ theo
quy định nêu trên gửi cơ quan BHXH để xem xét giải quyết chế độ TNLĐ đối
với người lao động.
- Trường hợp người lao động bị tai nạn nhưng không được đoàn điều tra
TNLĐ kết luận là TNLĐ, mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì theo quy định tại Khoản
1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014, thì người lao động sẽ được giải quyết hưởng
chế độ ốm đau theo quy định.
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày
29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH
về BHXH bắt buộc: Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày
làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không
phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng
bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 trường hợp NLĐ không làm việc
và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải
đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ
trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
BHXH Việt Nam cung cấp quy định của chính sách hiện hành nêu trên để
Bạn tham khảo và đối chiếu với trường hợp người lao động tại công ty của Bạn