• HỎI ĐÁP
Người gửi:
daonhuloc@gmail.com
Ngày gửi:
02/04/2020
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi có bắt đầu tham gia BHXH từ tháng 10/2019. Tôi hiện mang thai và dự sinh vào tháng 7/2020. Hiện do ảnh hưởng của dịch covid-19 mà công ty tôi là công ty may xuất khẩu nên gặp khó khăn trong việc tạo việc làm cho người lao động . Do vậy, công ty quyết định cho toàn bộ lao động công ty nghỉ tháng 4 và báo là tạm dừng đóng BHXH 1 tháng. Vậy điều này có bị coi là ngắt quãng đóng BHXH không? Có ảnh hưởng đến việc lĩnh hưởng thai sản của tôi sắp tới không? Và khi tôi sinh thì công ty có làm hồ sơ để tôi hưởng chế độ nữa không hay tôi phải tự làm hồ sơ nên nộp?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
06/04/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

- Khoản 2, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện
hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ
06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm
vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, ngày 17/3/2020, BHXH Việt Nam có Công văn số 860/BHXH-BT hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào qũy hưu trí, tử tuất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6 hoặc tháng 12/2020 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Theo đó:

+ Về đối tượng được tạm dừng: Là các doanh nghệp thuộc các ngành nghề dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra, dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật
BHXH năm 2014; các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-
CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, doanh nghiệp
vẫn phải đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT và BH thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.

Như vậy, nếu đơn vị Bạn làm việc thuộc đối tượng được tạm đừng đóng BHXH theo quy định nêu trên thì Bạn vẫn được đảm bảo quyền lợi về đóng BHXH trong tháng 4/2020.

- Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Trường hợp của Bạn Công ty cho Bạn nghỉ việc do dịch bệnh Covid-19 vào tháng 4/2020, nếu Công ty vẫn trả lương ngừng việc cho những ngày nghỉ thì vẫn phải đóng BHXH như bình thường, vì những ngày nghỉ này người lao động có hưởng lương ở công ty (chỉ là có thể ở mức thấp hơn). Nếu Công ty thỏa thuận với người lao động những ngày nghỉ này là ngày nghỉ không hưởng lương, số ngày nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH. 

- Trường hợp của Bạn sinh con vào tháng 7/2020, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh (từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020). Bạn có ít nhất 06 tháng đóng BHXH (từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020), Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

- Căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Trường hợp tại thời điểm sinh con Bạn chưa chấm dứt HĐLĐ thì Bạn nộp nồ sơ cho đơn vị không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH xem xét, giải quyết.

Trường hợp Bạn chấm dứt HĐLĐ , HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì Bạn trực tiếp nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú.