Công ty tôi có 01 người lao động bị tai nạn giao thông (thời gian bị tai nạn là thời gian người lao động được nghỉ, không thuộc cung đường đi và về). Người lao động đã tham gia BHXH được 3 năm. Kể từ khi người lao động bị tai nạn công ty đã báo với cơ quan bảo hiểm là nghỉ ốm. Đến nay, thời gian báo nghỉ ốm đã hết 60 ngày. Cơ quan BHXH yêu cầu báo trường hợp này sẽ báo nghỉ không lương kể từ ngày thứ 61. Vậy trường hợp này cơ quan BHXH hướng dẫn như vậy có đúng ko?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”
Do Bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về chức danh nghề, công việc và địa bàn nơi người lao động của Công ty Bạn đang làm việc nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể. Đề nghị Bạn đối chiếu quy định trên để nắm được quy định của chính sách, trường hợp còn vướng mắc thì Bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi Công ty Bạn đang đóng BHXH để được xem xét, trả lời cụ thể.
Chi tiết >>
1551508 lượt xem
1283971 lượt xem
724648 lượt xem
625131 lượt xem
559022 lượt xem
494027 lượt xem
475645 lượt xem