• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Thu Hà
Email:
ha.mindspace@gmail.com
Ngày gửi:
23/05/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Thu H, mã số BHXM 2221816346. Tôi đang là nhân viên chính thức của công ty A từ ngày 1.4.2023. Theo tôi được biết, công ty A đang nợ BHXH từ năm 2022 nên toàn bộ quá trình tham gia của nhân viên cũng bị ảnh hưởng, cho đến năm 2023 vẫn chưa giải quyết xong. Nhân viên công ty cũng bị nợ BHXH trong khi hàng tháng vẫn thu tiền BHXH, cũng chưa có thẻ BHYT. Xin hỏi tôi có thể làm cách nào để được hưởng quyền lợi về thai sản và sức khoẻ theo quy định của pháp luật ạ?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
20/07/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật BHYT năm 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng
BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật,
phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức
hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT
(do đơn vị không đóng hoặc đóng không đầy đủ).
Căn cứ khoản 3, Điều 18 Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc
“người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả
tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng
BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải
quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động”.
Trường hợp của bạn đã nghỉ việc tại Công ty nhưng đơn vị còn chậm
đóng tiền đóng BHXH, BHTN và chưa xác nhận sổ BHXH, bạn có thể thông
qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc này. Trường hợp công ty
vẫn không đóng BHXH cho bạn, bạn có thể làm đơn gửi tới Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động cấp quận/huyện nơi công ty đóng
trụ sở đề nhờ can thiệp, bảo vệ quyền lợi hoặc khởi kiện công ty ra tòa để đòi
quyền lợi cho mình.