• HỎI ĐÁP
Người gửi:
dinh
Ngày gửi:
26/04/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin chào BHXH Việt Nam. Trước đó tôi làm việc tại Bắc Ninh và đóng bảo hiểm y tế tại bệnh viện ở Bắc Ninh. Sau thì nghỉ việc và chuyển về làm Tại hà Nội. Vào các đợt xin chuyển nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu nhưng vì số lượng đầy nên không thể chuyển bảo hiểm y tế về Hà nội được. Vậy thì trong trường hợp ốm đau muốn xin giấy ốm tại trạm y tế tại hà nội thì có được TYT cấp giấy ốm không ạ? Xin cảm ơn!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
26/07/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

- Về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật BHYT năm 2008:
“người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc
tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường
hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại
địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm
việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Người tham gia
bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào
đầu mỗi quý”.
Theo mục a điểm 1.1 và mục a, b điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quyết định số
922/VBHN- BHXH ngày 5/4/2023 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu
BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định:
- Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị lập tờ khai tham gia điều
chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1- TS).
- Đối với đơn vị sử dụng lao động lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin
BHXH, BHYT (mẫu TK3- TS) và danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT,
BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02- LT).
Trường hợp của Bạn đã nghỉ việc tại tỉnh Bắc Ninh và đang làm việc tại
thành phố Hà Nội, Bạn và đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ
tham gia đóng BHXH, BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) ban đầu tại
cơ sở KCB theo mẫu quy định trên theo phân tuyến của cơ quan BHXH về quản
lý thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Như vậy khi Bạn làm việc và đóng
BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội thì Bạn có quyền lựa chọn nơi
đăng ký KCB ban đầu cho phù hợp với điều kiện của của Bạn.
- Về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
Đối với trường hợp Bạn bị ốm đau mà phải nghỉ làm việc hưởng chế độ
BHXH: Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/BYT ngày
29/12/2017 quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao
động thuộc lĩnh vực y tế:
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các
yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.
Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên
môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/BYT: Người hành nghề làm việc tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ
quan BHXH.
Như vậy khi Bạn đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị ốm đau phải nghỉ
việc hưởng BHXH thì bạn có thể đến các cơ sở KCB đáp ứng quy định trên và
được cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH đều được sử dụng làm căn cứ để
giải quyết chế BHXH cho Bạn được.
Vậy BHXH Việt Nam thông tin để Bạn được biết./.