• HỎI ĐÁP
Người gửi:
lê ninh
Ngày gửi:
13/04/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Khi người lao động bị u não( mã bệnh C71 bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành) thì được hưởng những chế độ BHXH nào? Xin BHXH tư vấn cho trường hợp NLĐ bị bệnh trên ngoài được: - được cấp thẻ ốm dài ngày - được hưởng công ốm khi có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện - được thanh toán số tiền cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở (8.940.000 đồng) và nhận Giấy chứng nhận không cùng chi trả chi phí KCB BHYT trong năm đó khi đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, đi KCB đúng tuyến và có số tiền cùng chi trả lũy kế của những lần đi KCB đúng tuyến trong năm lớn hơn 8.940.000 đồng (theo Điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định người tham gia BHYT được hưởng 100% chi phí KCB trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT ) Thì còn được hưởng thêm chế độ BH nào khác theo luật của BHXH không ?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
23/09/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

 Tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định người
lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do
Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà
vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng
thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động căn cứ vào thời
gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
 Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
BHXH về BHXH bắt buộc: Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ
cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người
lao động được hưởng BHYT do quỹ BHXH đóng cho người lao động.
Thời gian người lao động được giải quyết hưởng chế độ ốm đau căn cứ
vào chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên Giấy ra viện, Giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng BHXH không quá thời gian quy định tại Điều 26 Luật
BHXH 2014.
 Về mức hưởng chế độ ốm đau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật BHXH, mức hưởng chế độ ốm
đau tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động
trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà
phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc
thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.
Trường hợp người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị
dài ngày do Bộ Y tế ban hành đã hưởng hết 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần) mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng được quy định
tại khoản 2 Điều 28 Luật BHXH như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
7
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau chưa đủ
tháng thì tính theo ngày, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng
mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
 Ngoài ra, theo quy định tại Điều 29 Luật BHXH, người lao động đã
nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại
Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà
sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày
đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ
đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và
Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động
chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời
gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
+ Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời
gian ốm đau do phải phẫu thuật;
+ Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng dưỡng sức,
phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
BHXH Việt Nam cung cấp bổ sung một số quy định chung của pháp luật
về BHXH nêu trên để Bạn nắm được