• HỎI ĐÁP
Người gửi:
LÊ NGỌC BẢO CHÂU
Ngày gửi:
20/03/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin chào BHXH, công ty tôi có 1 lao động nước ngoài là nữ - người Nhật Bản, sẽ trở về Nhật sanh con và nghỉ thai sản (từ 4-6 tháng). Công ty chúng tôi đã có đóng BHXH năm đầy đủ cho nhân viên này. Chúng tôi muốn hỏi thủ tục để nhân viên người Nhật này hưởng BH thai sản trong trường hợp về lại Nhật sanh con có phải chỉ cần giấy khai sinh? Giấy khai sinh này có cần hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng hay không? Nếu nhân viên này trở lại Việt Nam làm việc sau khi nghỉ 4 tháng thai sản thì có phải được hưởng tiền thai sản 6 tháng, trợ cấp thai sản 1 lần và lương tính từ thời điểm đi làm lại hay không?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
24/03/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018
của Chính phủ, người lao động nước ngoài tham gia BHXH bắt buộc tại Việt
Nam cũng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đáp ứng các điều kiện
tại khoản 2, 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 là: Phải đóng BHXH từ đủ 06
tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã
đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng
thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng
BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, thủ tục giải
quyết chế độ BHXH của người lao động nước ngoài sẽ được thực hiện như đối
với người lao động Việt Nam quy định tại Điều 101 Luật BHXH năm 2014.
Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định: “Hồ sơ
tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động tại khoản 1 Điều
này do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực
theo quy định của pháp luật Việt Nam.” Như vậy, nếu NLĐ ở công ty Bạn sinh
con thì hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản là bản sao giấy khai sinh hoặc bản
sao giấy chứng sinh của con, hồ sơ này được cấp tại nước ngoài thì phải được
dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam theo quy
định nêu trên.
* Chế độ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Tại khoản 4 Điều 139 Bộ Luật Lao động 2019 quy định “4. Trước khi hết
thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể
trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo
trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe
của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày
làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ
cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”.
Tại khoản 2 Điều 40 Luật BHXH năm 2014, điểm c khoản 2 Điều 12
Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết
thời hạn nghỉ sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến
khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con được tính là thời gian đóng
BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Kể
từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con ngoài tiền lương của
những ngày làm việc lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi
hết thời hạn quy định nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải
đóng BHXH.
Theo đó, trường hợp lao động nữ ở công ty Bạn nghỉ chế độ thai sản được
04 tháng nếu đáp ứng đủ điều kiện theo khoản 4 Điều 139 Bộ Luật lao động năm
2019, Điều 40 Luật BHXH năm 2014 nêu trên thì có thể đi làm trước khi hết
thời hạn nghỉ sinh con. Khi NLĐ đủ điều kiện quay trở lại làm việc thì NLĐ và
công ty của Bạn phải đóng BHXH cho thời gian đi làm trước thời hạn này.