• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Thiên Định
Ngày gửi:
10/03/2023
Lĩnh vực:
Thu - nộp BHXH, BHYT, BHTN
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi tham gia BH ở công ty cũ từ 05/2014 đến 10/2022 nhưng công ty cũ nợ BHXH từ 05/2019 đến 10/2022, BHTN và BHTNLĐ thì đã đóng đủ đến 10/2022, hiện nay tôi đã nghỉ việc ở cty và đã được bảo hiểm chốt sổ đến thời gian đã đóng đủ và công ty đã trả sổ BH cho tôi. giờ tôi đang đóng BH tự nguyện từ 12/2022. Cho tôi hỏi giờ công ty cũ không có khả năng chi trả thời gian nợ bảo hiểm thì tôi có được bỏ thời gian tham gia BHXH từ 05/2019 đến 10/2022 không.và thủ tục giải quyết như thế nào ạ, mã BHXH của tôi: 3514010722

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
25/03/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 17, khoản 2 Điều 21, khoản 3
Điều 122 Luật BHXH năm 2014, hằng tháng NSDLĐ có trách nhiệm đóng
BHXH và trích tiền đóng BHXH từ tiền lương của NLĐ để đóng cùng một
lúc vào quỹ BHXH; trường hợp NSDLĐ có hành vi vi phạm về trốn đóng,
chậm đóng hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 30 ngày
trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý
theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất
đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền,
thời gian chậm đóng; xử phạt hành chính và khắc phục hậu quả đối với người
lao động. Trường hợp Công ty cố tình không thực hiện, cơ quan BHXH
chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an điều tra, xử lý đối với Công ty theo
quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số
05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều
215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT,
BHTN cho người lao động của Bộ luật Hình sự; Pháp luật về BHXH không
có quy định về việc hủy bỏ thời gian chậm đóng, trốn đóng BHXH, vì vậy cơ
quan BHXH không có căn cứ để thực hiện hủy bỏ thời gian Công ty Ông/Bà
chậm đóng, trốn đóng đối với NLĐ