• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Hạnh
Ngày gửi:
27/01/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Cơ quan bảo hiểm cho tôi hỏi. Bên tôi có một lao động nghỉ thai sản vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, kế toán công ty không báo giảm lao động vào tháng 12/22 mà lại làm hồ sơ báo giảm vào tháng 01/2023; ngày sinh con của lao động là 09/12/2022. Khi kế toán làm thủ tục hưởng thai sản cho lao động trên thì cơ quan bảo hiểm trả về với lý do: Hồ sơ báo giảm và hồ sơ đề nghị xét duyện không khớp nhau. Vậy bây giờ kế toán bên tôi cần phải làm những hồ sơ gì để làm trợ cấp thai sản cho người lao động?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
17/03/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34, khoản 2 điều 39, khoản 3 Điều 85,
khoản 4 Điều 86, khoản 1 Điều 98 Luật BHXH năm 2014 thì:
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử
dụng lao động không phải đóng BHXH.
- Lao động nữ nghỉ việc hưởng chế chế độ thai sản trước và sau khi nghỉ
sinh con là 06 tháng (đối với trường hợp sinh 01 con). Thời gian nghỉ hưởng chế
độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Người sử dụng lao động phải thông báo với cơ quan BHXH khi có thay
đổi thông tin tham gia BHXH.
Do đó, trường hợp người lao động của Công ty Ông/Bà nghỉ thai sản vào
tháng 12/2022, báo giảm vào tháng 01/2023, khi làm thủ tục hưởng thai sản cho
người lao động, cơ quan BHXH trả về với lý do: Hồ sơ báo giảm và hồ sơ đề
nghị xét duyện không khớp nhau. Như vậy, đơn vị cần lập hồ sơ gửi cơ quan
BHXH điều chỉnh để thời điểm báo giảm thai sản thống nhất với hồ sơ đề nghị
xét duyệt hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn
của BHXH Việt Nam. Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ báo giảm của đơn vị để
thanh toán chế độ thai sản khi sinh con đối với người lao động và thực hiện cập
nhật vào phần mềm để quản lý, theo dõi theo quy định.