• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Văn Cứ
Ngày gửi:
16/01/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin Cho hỏi: Vợ em là công nhân Công nhân quét rác đường phố Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh, TP. HCM, vừa qua đã Mỗ U Não, ngày 12/9/2022 hiện đến nay vẫn chưa đi làm lại được. Vậy cho hỏi vợ em được hưởng chế độ BH bao nhiêu tháng, mỗi tháng được hưởng bao nhiêu % lương cơ bản. Đối với Giấy xác nhận nghĩ Ốm của Bác Sĩ cấp thì mỗi lần được cấp cho nghĩ ốm bao nhiên ngày, hiện tại thì Bác Sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP. HCM cho vợ em nghĩ tối đa chỉ có 7 ngày hết 7 ngày phải đi khám xin giấy khác. rất mong nhận được hồi đáp để hiểu rõ hơn. xin cảm ơn! Mail: thudientu77@gmail.com - 0972838749

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
01/03/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Khoản 1 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định về thời gian hưởng
chế độ ốm đau thông thường trong một năm đối với người lao động tính theo
ngày làm việc (tối đa từ 30 ngày đến 70 ngày tùy thuộc vào điều kiện làm việc
và thời gian đóng BHXH) không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 và khoản 3 Điều 4 Thông tư số
59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội quy định: Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh
cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như
sau:
- Tối đa không quá 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hằng tuần;
- Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế
độ ốm đau với mức thấp hơn, nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian
đã đóng BHXH bắt buộc.
2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 thì mức
hưởng trợ cấp ốm đau tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được
tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Khoản 2 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 và điểm a khoản 2 Điều 6 Thông
tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội quy định tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc
do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành
như sau:
- Bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động
trong 180 ngày đầu.
Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ
hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
- Bằng 65% nếu người lao động đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới
30 năm;
- Bằng 50% nếu người lao động đã đóng BHXH dưới 15 năm.
3. Tại Phụ lục 3 (mẫu giấy ra viện) và Phụ lục số 7 (mẫu giấy chứng nhận
nghỉ hưởng BHXH) Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y
tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động
thuộc lĩnh vực y tế hướng dẫn ghi Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ hưởng
BHXH đối với thời gian điều trị ngoại trú như sau: “Trường hợp người bệnh cần
nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số
ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết
định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối
đa không quá 30 ngày”.
BHXH Việt Nam xin cung cấp thông tin quy định thời gian, cách tính,
mức hưởng chế độ ốm đau để Bạn tham khảo. Về nội dung chi tiết, đề nghị Bạn
đối chiếu quá trình tham gia BHXH của vợ Bạn và cung cấp hồ sơ theo quy định
nộp cho người sử dụng lao động để hoàn thiện và chuyển đến cơ quan BHXH
giải quyết đầy đủ quyền lợi đối với vợ Bạn