Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018
23/08/2017 04:36 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2018 từ 180.000 đồng - 230.000 đồng so với năm 2017.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tăng mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng - 230.000 đồng
Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng gồm 04 mức như sau: Mức 3,98 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng I; mức 3,53 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng II; mức 3,09 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng III và mức 2,76 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng IV.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, mức lương tối thiểu trên (tăng từ 180.000 đồng - 230.000 đồng so với hiện hành năm 2017, tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 6,1 - 7% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 6,5%) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2017 dự kiến khoảng 4% - 4,5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho NLĐ; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 2% - 2,5% để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của NLĐ. Nếu thực hiện theo phương án nêu trên thì đáp ứng được khoảng từ 92 - 96% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ tùy theo từng vùng.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đề xuất phương án điều chỉnh nêu trên đã tính đến các tác động về việc làm, thất nghiệp, điều kiện sản xuất, kinh doanh của các DN vẫn còn khó khăn, mức độ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của DN (dự báo tăng bình quân khoảng 0,55 - 0,6%, trong đó ngành dệt may, da giầy tăng khoảng 1,15 - 1,2%, từng bước đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và có cân đối với tương quan tiền lương của các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt, mức điều chỉnh nêu trên đã có tính toán đến quy định về đối tượng tham gia BHXH được mở rộng từ năm 2018 (NLĐ ký HĐLĐ từ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH có sự thay đổi (tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đóng theo mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác), trong đó Chính phủ đã có giải pháp giảm 0,5% tỷ lệ đóng vào quỹ BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Nghị định số44/2017/NĐ-CP) và đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm 0,5% tỷ lệ đóng vào quỹ BH thất nghiệp của người sử dụng lao động (Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 7/4/2017 của Chính phủ).
Địa bàn áp dụng
Về địa bàn áp dụng, cơ bản giữ nguyên 04 vùng và danh mục địa bàn ở 04 vùng theo quy định tại Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ; nhưng có xem xét, cân đối điều chỉnh, bổ sung một số địa bàn áp dụng theo đề nghị của UBND tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương, cụ thể:
Điều chỉnh phân vùng từ vùng II lên vùng I đối với thị xã Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai; từ vùng III lên vùng II gồm: Huyện Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai, huyện Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An và Tp.Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam; từ vùng IV lên vùng III gồm: Huyện Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam, huyện Lộc Ninh và Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước. Bên cạnh đó, điều chỉnh huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình từ vùng III xuống vùng IV.
Về thời điểm áp dụng, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2018.
PV
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...