Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH
19/04/2017 12:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
BHXH Việt Nam vừa ban hành văn bản 1279/KH-BHXH về triển khai thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH.
Đẩy mạnh khai thác đối tượng tham gia BHXH Với mục đích, đẩy mạnh khai thác đối tượng tham gia BHXH để thực hiện mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện, BHXH Việt Nam yêu cấu, việc triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo kịp thời và hiệu quả, tạo sự đột phá về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện; Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện; Đồng thời tạo sự chuyển biến rõ nét về tinh thần, ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống cơ quan BHXH đối với việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện. Kế hoạch đặt ra mục tiêu: Đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BH tự nguyện theo luật định tại các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động và đóng thuế để tổ chức thực hiện, đảm bảo năm 2017 thực hiện đạt trên 70% số đơn vị có lao động thuộc diện phải tham gia, đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BH tự nguyện; năm 2018 đạt trên 80%; năm 2019 đạt trên 90% và từ năm 2020 trở đi đạt 100% số đơn vị có lao động thuộc diện phải tham gia, đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BH tự nguyện; Đề xuất các giải pháp để phát triển người thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, hằng năm phát triển tăng từ 30% trở lên so với năm trước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp Để thực hiện được mục tiêu đề ra, BHXH Việt Nam xác định thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp: Thứ nhất, phối hợp cơ quan Thuế xác định số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, BH tự nguyện theo luật định tại các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động và đóng thuế. Kế hoạch giao Trung tâm Công nghệ thông tin hoàn thiện hệ thống trao đổi thông tin với cơ quan Thuế đáp ứng các yêu cầu quản lý của ngành như phân loại được danh sách đơn vị, lao động do cơ quan Thuế đang quản lý chưa tham gia BHXH, BH tự nguyện hoặc chưa tham gia đủ số người lao động thuộc diện phải tham gia; danh sách đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh; danh sách đơn vị đã quyết toán thuế nhưng chưa đóng vào quỹ BHXH, BHYT, BH tự nguyện...; Hàng tháng cập nhật, kịp thời điều chỉnh hệ thống trao đổi thông tin với cơ quan Thuế đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Ban Thu phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện cho từng tỉnh; Xây dựng quy trình khai thác, quản lý và sử dụng thông tin do cơ quan Thuế cung cấp để tổ chức triển khai thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện theo quy định của pháp luật; Đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị trốn đóng BHXH, BH tự nguyện về lao động, số tiền nợ đóng BHXH, BH tự nguyện; Đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện theo từng nhóm đối tượng; trình Tổng Giám đốc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH tự nguyện cho BHXH tỉnh đảm bảo theo lộ trình, mục tiêu; Cung cấp thông tin các đơn vị chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ về lao động, số tiền đóng đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định; Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH đối với các tỉnh và các Bộ, ngành. BHXH tỉnh phối hợp với Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN cho UBND cấp huyện thực hiện, sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua; Xây dựng kế hoạch đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trốn đóng về lao động, số tiền đóng BHXH, BH tự nguyện; Phân loại, xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên đối với đơn vị trốn đóng về lao động, số tiền đóng; thanh tra đột xuất đối với đơn vị đã được đôn đốc, kiểm tra nhưng cố tình vi phạm, không khắc phục vi phạm sau khi đã đôn đốc, kiểm tra; Phối hợp cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra việc trích đóng BHXH, BH tự nguyện của đơn vị trong việc kê khai và tính, nộp thuế; Cung cấp thông tin tình hình trốn đóng với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Thứ hai, triển khai có hiệu quả các hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BH tự nguyện đối với doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, Ban Thu tổng hợp, phân loại các loại hình doanh nghiệp theo từng địa bàn, đề xuất xây dựng nội dung, tài liệu và hình thức tuyên truyền để phối hợp với Trung tâm Truyền thông thực hiện đồng thời tham gia trực tiếp vào công tác thông tin, tuyên truyền giải đáp chính sách BHXH, BH tự nguyện đối với doanh nghiệp và người dân. Trung tâm Truyền thông xây dựng kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ công tác tuyên truyền đối với các tỉnh và đánh giá kết quả thực hiện; Phối hợp các đơn vị xây dựng nội dung, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, nhóm đối tượng; Phối hợp, tổ chức đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động, tuyên truyền người tham gia cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh, BHXH huyện, nhân viên đại lý thu; Phối hợp với các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin các nội dung về chính sách BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp và người dân. BHXH tỉnh tổ chức triển khai việc tuyên truyền theo kế hoạch đã được phê duyệt; đề xuất, đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền đảm bảo phù hợp với đối tượng, sát thực tế; Phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh kịp thời thông tin các nội dung về chính sách BHXH, BH tự nguyện đối với doanh nghiệp và người dân trên địa bàn; Tăng cường mở rộng mạng lưới đại lý thu, đảm bảo mỗi thôn, bản, tổ dân phố có ít nhất một điểm thu BHXH tự nguyện, BHYT; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho nhân viên đại lý thu am hiểu đầy đủ về chính sách, quy trình, hồ sơ thu BHXH, BHYT; đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động để khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT; Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh; các ngành huy động các nguồn tài chính hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện hoặc giao chỉ tiêu cho cấp huyện trong việc phát triển đối tượng tham gia, giao chỉ tiêu cho công chức, viên chức trong toàn BHXH tỉnh vận động được ít nhất 1 người tham gia BHXH tự nguyện trong 1 năm.
Thứ ba, tăng cường thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH tự nguyện; kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH, BH tự nguyện theo quy định. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao Ban Thu phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra hướng dẫn quy trình phối hợp với cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đóng BHXH, BH tự nguyện; kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BH tự nguyện; Lập danh sách đơn vị trốn đóng, đơn vị có số tiền nợ lớn, thời gian kéo dài phối hợp Vụ Thanh tra - Kiểm tra trình Tổng Giám đốc quyết định thành lập Đoàn thanh tra đột xuất. Vụ Thanh tra - Kiểm tra xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, đột xuất của ngành; kế hoạch thanh tra liên ngành, đồng thời giao chỉ tiêu thanh tra đối với BHXH tỉnh; Phối hợp Thanh tra nhà nước, Thanh tra Bộ, ngành thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị; Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện thanh tra. BHXH tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra đảm bảo hàng năm thanh tra tối thiểu 50% số đơn vị trốn đóng số người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BH tự nguyện; Báo cáo kịp thời các đơn vị đã đôn đốc, kiểm tra nhưng chưa chấp hành đến cơ quan Thanh tra, kiểm tra; các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn để thực hiện thanh tra theo quy định; Phối hợp với tổ chức Công đoàn và Tòa án các cấp trong việc hỗ trợ thực hiện công tác khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BH tự nguyện. Thứ tư, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BH tự nguyện. Trong đó, đặc biệt là giao chỉ tiêu thực hiện giao dịch điện tử đối với từng tỉnh, phấn đấu đến hết năm 2017 đạt 100%.
HP
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...