Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Nghị định điều chỉnh mức đóng BH thất nghiệp
26/05/2017 03:53 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 23/5, Quốc hội bàn về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 13 luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác. Đến nay, 13 dự án luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua và các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến đã được chuẩn bị, bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội.
Trong việc lập Chương trình năm 2018 và điều chỉnh Chương trình năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và thống nhất nguyên tắc: Ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án, dự thảo để triển khai thực hiện văn kiện Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của các Hội nghị Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Xem xét các dự án đã có trong chương trình của các năm trước nhưng chưa chuẩn bị kịp, chuyển tiếp vào Chương trình mới; Những dự án, dự thảo được đưa vào Chương trình phải có đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có sự đồng thuận cao giữa cơ quan được giao chủ trì thẩm tra và cơ quan trình dự án; Việc đưa các dự án, dự thảo vào Chương trình phải tính đến quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội và khả năng của các cơ quan có liên quan để bảo đảm chất lượng. Từ năm 2018, tại mỗi kỳ họp Quốc hội, không phân công quá 03 dự án cho 01 cơ quan soạn thảo hoặc 01 cơ quan thẩm tra phụ trách (bao gồm cả dự án trình thông qua và dự án trình xin ý kiến), trừ trường hợp đặc biệt; giảm số lượng dự án đưa vào Chương trình kỳ họp cuối năm để dành thời gian cho Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; cân nhắc kỹ việc sửa đổi, bổ sung những luật mới được ban hành hoặc mới thi hành trong thời gian ngắn; Kiên quyết rút khỏi Chương trình hoặc yêu cầu lùi thời gian trình để tiếp tục chuẩn bị đối với các dự án chưa bảo đảm chất lượng hoặc không gửi hồ sơ đúng hạn luật định.
Đối với Chương trình năm 2017, Chính phủ đề nghị: Trình Quốc hội thông qua sớm trước một kỳ họp đối với 02 dự án luật (Luật Đo đạc và bản đồ - cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp - cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4); Lùi thời gian trình 04 dự án luật (Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện - từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4); Bổ sung vào Chương trình 02 dự thảo nghị quyết (Nghị quyết của Quốc hội về Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Nghị quyết của Quốc hội về Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp - cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3) và 04 dự án luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng - cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường - cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt - cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4).
Về các dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động: đây là các dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để điều chỉnh thời gian trình theo đề nghị của Chính phủ và Tòa án Nhân dân Tối cao để cơ quan trình dự án có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, bảo đảm chất lượng của dự án. Trong đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, theo báo cáo của Chính phủ, do số điều luật và nội dung cần sửa đổi lớn, phức tạp nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị của Chính phủ sẽ tiếp tục chuẩn bị theo hướng sửa đổi toàn diện Bộ luật Lao động.
Về Nghị quyết của Quốc hội về Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Chính phủ đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết này vào chương trình trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3, tuy nhiên, nội dung của dự thảo Nghị quyết còn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan có liên quan, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa bổ sung dự thảo Nghị quyết này vào Chương trình kỳ họp thứ 3 mà đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và sẽ xem xét bổ sung sau.
Về dự kiến Chương trình năm 2018, Chính phủ đề nghị đưa 21 dự án luật vào Chương trình năm 2018. Trong đó: Tại kỳ họp thứ 5: thông qua 09 dự án luật (01 dự án luật được thông qua theo quy trình tại một kỳ họp), cho ý kiến 08 dự án luật; Tại kỳ họp thứ 6: thông qua 09 dự án luật (08 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và 01 dự án luật được thông qua theo quy trình tại một kỳ họp), cho ý kiến 03 dự án luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề nghị của Chính phủ như trên và đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung: Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội xem xét, thông qua 10 luật, 01 nghị quyết (trong đó có 02 dự án nếu bảo đảm điều kiện thì có thể được thông qua ngay tại kỳ họp thứ 4 khi trình Quốc hội lần đầu); cho ý kiến về 09 dự án luật; Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội thông qua 10 luật và cho ý kiến về 04 dự án luật khác.
HP
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thăm, tặng quà, làm ...