Đẩy mạnh chi trả các chế độ an sinh xã hội qua hệ thống ngân hàng
04/06/2019 01:49 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Tăng cường hệ thống quản trị và chi trả an sinh xã hội - Đánh giá thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và định hướng cho Việt Nam” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 03/6, tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội nghị.
Theo thống kê của WB, hiện nay tại Việt Nam, 80% số tiền lương được thanh toán trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng; tuy nhiên, gần 80% số lương hưu và 100% trợ cấp xã hội vẫn được chi trả bằng tiền mặt. Theo WB, Việt Nam có thể xây dựng một hệ thống thanh toán hiện đại, cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy, tiết kiệm chi phí và dễ tiếp cận người được hưởng chế độ an sinh, thông qua việc cải cách hành chính công kết hợp với các sáng kiến chính phủ điện tử và có lộ trình hiện đại hóa hệ thống quản trị.
Báo cáo tại Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (BHXH Việt Nam) Phạm Thanh Du cho biết, hiện ngành BHXH đang chi trả cho hơn 3,1 triệu người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng, hàng triệu lượt người hưởng trợ cấp BHXH một lần, mai táng phí, ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức. Phương thức chi trả được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt cho người hưởng như thanh toán trực tiếp, qua ngân hàng, qua bưu điện. Bên cạnh đó, ngành đã ứng dụng CNTT trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng; xây dựng quy trình chi trả theo hướng đồng bộ, liên thông, gắn kết quy trình chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với quy trình giao dịch điện tử trong lĩnh vực giải quyết, chi trả các chế độ.
Tuy nhiên, số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp. Người dân có thói quen sử dụng tiền mặt, các hình thức thanh toán qua ngân hàng chưa phổ biến trên phạm vi cả nước. Đến nay, chỉ có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua tài khoản ATM. Tỷ lệ phân bổ giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Việc sử dụng thẻ gặp khó khăn đối với các đối tượng già yếu, cao tuổi, số lượng ATM chưa nhiều, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, quản lý người hưởng khó khăn.
Từ thực trạng trên, BHXH Việt Nam chủ động nghiên cứu, xây dựng lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH để kết nối chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua ngân hàng theo đúng kế hoạch được giao. BHXH Việt Nam đang đẩy mạnh phối hợp các bên liên quan thực hiện các giải pháp để vận động, khuyến khích người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt...
Về công tác chi trả BHXH, các đại biểu tham dự đã chia sẻ thông tin thực trạng, thách thức và định hướng hoàn thiện chi trả điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, tập trung đánh giá khách quan, toàn diện và đưa ra khuyến nghị để đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân nhấn mạnh, một trong những nội dung cải cách theo tinh thần Nghị quyết số 28 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng BHXH, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng thân thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ trưởng Lê Quân đề nghị, tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công và chi trả các chương trình An sinh xã hội của Chính phủ, khuyến khích người dân nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường quản lý, kiểm tra công tác chi trả các chế độ BHXH qua hệ thống bưu điện; nâng cao việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chi trả.
Xây dựng, nâng cao khả năng tiếp nhận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng đến mục tiêu, đến năm 2020 phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng; đến năm 2021, tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4, chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt 80%. Giai đoạn 2025-2030, chỉ số mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85-90%./.
PV
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thăm, tặng quà, làm ...