Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần được quy định ở mức độ cao hơn và sớm hơn
16/06/2022 02:50 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Hoàn (Đoàn Hải Dương) bày tỏ nhất trí với việc tiếp tục quy định cụ thể với các hành vi bạo lực gia đình để góp phần bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành luật, đồng thời tránh bỏ sót hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh hiện nay bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến khá phức tạp với nhiều hình thức tinh vi.
Đại biểu Bùi Sỹ Hoàn – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, 14h00 ngày 14/6/2022, tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Một tiếng kêu cứu của trẻ, dù bất cứ nơi đâu cũng đều thuộc trách nhiệm của chúng ta
Đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị dự án luật công phu, nghiêm túc, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) tập trung góp ý vào vấn đề phòng chống bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình.
Đại biểu nêu thực tế, thời gian qua số vụ bạo hành trẻ, số vụ bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Năm 2021, theo thống kê của Bộ Công an, trong tổng số gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em, hầu hết do chính người thân trong gia đình gây ra. Con số này cũng trùng khớp với thống kê của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.
Trong tổng số cuộc gọi liên quan đến bạo hành trẻ em thì do chính những người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 75 %. Nhiều vụ xảy ra trong gia đình thiếu hoàn thiện, cha mẹ ly hôn, ly thân, các em bị bạo hành bởi cha dượng, mẹ kế, chồng hờ, vợ hờ của cha mẹ.
Đáng lên án là nhiều vụ bạo hành nhưng có sự dung túng tiếp tay bởi chính những người ruột thịt của em. Đại biểu cũng cho rằng, đặc điểm của bạo lực gia đình xảy ra đằng sau cánh cửa của mỗi gia đình, do đó rất khó phát hiện.
Hơn thế nữa, nạn nhân bị bạo hành lại là trẻ em nên khó có khả năng phản ánh, phản ứng, dẫn đến thời gian qua xảy ra nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, bị bạo hành trong một thời gian dài và chỉ bị phát hiện khi các em đã được đưa đến viện trong tình trạng đã tử vong hoặc nguy kịch đến tính mạng.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn:
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là do pháp luật còn thiếu hoàn thiện, chưa thật sự phù hợp, nhất là còn thiếu những quy định để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.
Ngoài ra, phòng, chống bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật này, vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trẻ em. Do đó, đại biểu đề nghị cần phải tính toán mức độ điều chỉnh phù hợp để phù hợp với nhiệm vụ của từng luật để có thêm công cụ bảo vệ hiệu quả trẻ em trong môi trường gia đình, nhưng tránh sự chồng lấn, sự mâu thuẫn giữa hai luật này.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh, một tiếng kêu cứu của trẻ em, dù bất cứ nơi đâu cũng đều thuộc trách nhiệm của tất cả chúng ta và để việc vào cuộc không bao giờ muộn, trước hết pháp luật phải rõ ràng về trách nhiệm và đầy đủ các biện pháp khả thi và các biện pháp bảo vệ trẻ em cần được quy định mức độ cao hơn và sớm hơn.
Do đó, đại biểu kiến nghị 3 giải pháp:
Một là, kiến nghị rà soát để khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và trong Luật trẻ em.
Thứ hai, kiến nghị bổ sung các biện pháp đặc thù để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.
Thứ ba, kiến nghị đối với biện pháp cấm tiếp xúc, đề nghị áp dụng cả đối với trường hợp bạo hành trẻ em trong thời gian chờ Chủ tịch UBND xã, cấp xã lập hồ sơ để đề nghị cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm thời cách ly trẻ khỏi gia đình.
Cần có hình thức xử răn đe, rõ ràng hành vi bạo lực gia đình
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Hoàn (Đoàn Hải Dương) bày tỏ nhất trí với việc tiếp tục quy định cụ thể với các hành vi bạo lực gia đình để góp phần bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành luật, đồng thời tránh bỏ sót hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh hiện nay bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến khá phức tạp với nhiều hình thức tinh vi.
Tuy nhiên, về quy định phân biệt giới tính thành viên gia đình khi phân chia tài sản thừa kế được quy định tại Điểm e Khoản 1, Điều 4 của dự thảo Luật, đại biểu cho rằng, cần phải được xem xét thêm một số khía cạnh để đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi.
Liên quan đến biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, theo đại biểu, việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được quy định tại Điều 23 dự thảo luật chưa thể hiện rõ đây là thủ tục bắt buộc hay là khuyến khích thực hiện có thực hiện đối với tất cả các vụ việc bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư.
Đại biểu cho rằng, nên cân nhắc nên quy định theo hướng đây là hoạt động được khuyến khích, thực hiện tương tự như hoạt động hòa giải. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp người gây bạo lực đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang bị tạm giam thì hoạt động góp ý, phê bình sẽ không thể thực hiện được…
Bên cạnh đó, đại biểu cũng chỉ ra, trong nhiều trường hợp, bản thân bị người bạo lực thậm chí còn chịu đựng bạo lực không muốn tố giác hành vi đó vì nhiều lý do. Vì vậy, theo đại biểu, việc quy định về góp ý, phê bình còn cần đảm bảo quyền và bí mật đời tư của người bị bạo lực, và chỉ nên được thực hiện khi có sự đồng ý của người bị bạo lực.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ phạm vi, tính chất của hoạt động góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) cho biết, về tư vấn hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, đại biểu bày tỏ thống nhất cao với việc tổ chức hình thức tư vấn hòa giải là giải pháp để phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị có rà soát, đối chiếu với các quy định hiện hành khác để phát huy nguồn lực hiện có, cũng như chống chồng chéo giữa các quy định.
Đại biểu cũng đề nghị việc tổ chức hòa giải thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở, trừ trường hợp hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự, trong đó có hòa giải ngoài Tòa án theo quy định của Luật hòa giải đối với Tòa án nhân dân.
Nếu Luật quy định, thống nhất giao hoà giải bạo lực gia đình cho hòa giải cơ sở thì cần bổ sung chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng tư vấn hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ này là đảm bảo hiệu quả, không phát sinh thêm lực lượng vào cơ chế tài chính.
Về quy định góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư, đại biểu cho rằng việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được tổ chức khi việc thực hiện hòa giải không thành.
Còn nếu không phân định rõ loại hành vi bạo lực gia đình nào hòa giải không thành, sau đó tái diễn thì đưa ra cộng đồng góp ý, phê bình và góp ý, phê bình thuộc phạm vi điều chỉnh của thực hiện hương ước, quy ước cộng đồng hay điều chỉnh có áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 và Nghị định 120.
Mặt khác, việc lên án người có hành vi bạo lực gia đình phê bình, góp ý tại cộng đồng mà không cần yêu cầu của người bị bạo lực gia đình có thể xảy ra các tác dụng ngược, có thể sẽ dẫn đến hành vi bạo lực gia đình ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến bạo lực nặng hơn hoặc tan vỡ gia đình.
Do đó, đại biểu đề nghị nên có hình thức xử lý răn đe, rõ ràng trong phạm vi nhất định.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?