Khoản đầu tư sinh lời
28/08/2018 09:46 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Những lần Nhà nước tăng lương tối thiểu (LTT), không ít người sử dụng lao động kêu khó khăn khi phải trích nộp thêm kinh phí đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ.
Thậm chí, để tránh tăng chi phí trích nộp bảo hiểm, nhiều DN còn xây dựng 2, 3 thang bảng lương hoặc tìm cách cắt bỏ các khoản phụ cấp, điều này không chỉ gây khó cho cơ quan quản lý trong việc giám sát thực hiện chính sách mà còn khiến NLĐ thiệt thòi quyền lợi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lê, Phó Tổng Giám đốc một công ty chuyên gia công giày da ở tỉnh Bình Dương cho rằng suy nghĩ và hành xử như trên của DN là hết sức thiển cận. Theo ông Lê, LTT chỉ là mức sàn để NLĐ có thể ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu, do vậy việc Nhà nước xem xét điều chỉnh tăng lương hằng năm là cần thiết. Được tăng lương, chắc chắn NLĐ sẽ có thêm động lực làm việc và tăng năng suất lao động. Rõ ràng, tác động của việc tăng LTT đối với sự phát triển bền vững của DN là không hề nhỏ.
Ở công ty ông Lê, ngay sau khi Nhà nước có quyết định điều chỉnh LTT, Ban Giám đốc chủ động ngồi lại bàn bạc với Công đoàn cơ sở xây dựng phương án điều chỉnh trên tinh thần thượng tôn pháp luật và cải thiện thu nhập cho NLĐ. Để NLĐ an tâm làm việc, Ban Giám đốc cũng lưu ý giữ nguyên các khoản phụ cấp (tay nghề, chức vụ, chuyên cần) có trong thỏa ước tập thể. Nhờ cách hành xử có tâm này của Ban Giám đốc mà quá trình thương thảo xây dựng phương án điều chỉnh LTT diễn ra hết sức suôn sẻ, góp phần hạn chế tranh chấp.
Chưa dừng lại đó, phương án nâng lương được niêm yết công khai ở từng bộ phận, phân xưởng để toàn bộ công nhân biết và giám sát quyền lợi của mình. "Công khai và minh bạch là vấn đề cốt lõi trong quá trình thương thảo. Chủ DN phải có thiện chí, biết lắng nghe, ghi nhận và giải đáp thỏa đáng các kiến nghị của Công đoàn, có như vậy thương thảo mới có kết quả", ông Lê chia sẻ.
Từ bài học kinh nghiệm của ông Lê, có thể thấy rằng cách làm có trách nhiệm của người sử dụng lao động có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định quan hệ lao động tại DN. "NLĐ chủ yếu sống bằng lương, do vậy họ rất cần ông chủ nơi mình làm việc, gắn bó phải có trách nhiệm trong ứng xử. Do vậy, tuân thủ pháp luật về tiền lương và tìm mọi cách cải thiện thu nhập, phúc lợi phải là sự lựa chọn tối ưu của DN trong xu thế hội nhập. Đầu tư cho NLĐ luôn là khoản đầu tư sinh lời bởi được quan tâm, chăm sóc chu đáo, họ sẽ cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của DN" - ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, bày tỏ./.
Theo Người lao động
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
[Infographic] Những con số ấn tượng của ngành BHXH Việt Nam ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?