Đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế
17/08/2018 09:17 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là Hội thảo được Bộ Y tế tổ chức chiều ngày 16/8/2018 tại Hà Nội. PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi Lễ. Tham dự Hội thảo còn có GS.TS.Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, Văn phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.
Quang cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao sự phát triển của hệ thống đào tạo nhân lực y tế trong những năm qua. Trong 5 năm qua số lượng các loại hình nhân lực y tế tăng đáng kể qua các năm, số bác sĩ trên vạn dân tăng từ 7,2 năm 2010 lên khoảng trên 8,0 năm 2017; số dược sĩ đại học trên vạn dân tăng từ 1,76 năm 2010 lên khoảng 2,5 năm 2017.
Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế đang đứng trước không ít những khó khăn thách thức. Mạng lưới các cơ sở đào tạo và số lượng các cơ sở đào tạo tăng nhanh, tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn với sự tham gia đào tạo nhân lực y tế của các trường đa ngành. Tuy quy mô đào tạo tăng nhanh, nhưng các tiêu chí chuyên môn để mở ngành ở các trường đa ngành, đặc biệt là trình độ trung cấp (đối với y sĩ, điều dưỡng, dược) còn chưa chặt chẽ. Chương trình đào tạo hầu hết vẫn chưa được điều chỉnh, chủ yếu vẫn dựa trên chương trình đào tạo nặng về kiến thức lý thuyết, chưa chú trọng đúng mức đến tạo ra năng lực cần thiết cho người học đáp ứng được với nhu cầu và yêu cầu của hệ thống y tế. Trong khi đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân đang thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển hơn, dân số tăng và già hóa, đòi hỏi chuẩn mực chăm sóc sức khỏe cao hơn cả về số lượng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mô hình bệnh tật đã thay đổi theo xu hướng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao.
Trước những thách thức đó, đòi hỏi công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải có những giải pháp hợp lý cả trước mắt và lâu dài để tập trung thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới hội nhập quốc tế.
Bộ Y tế đưa ra các giải pháp như: Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật và triển khai khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia trong đào tạo nhân lực y tế, phát huy trách nhiệm, vai trò các bệnh viện trong đào tạo, phát triển bệnh viện đại học.Thành lập hội đồng y khoa quốc gia, tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp thông lệ quốc tế. Đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế phải theo hướng tiếp cận với các phương thức đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Trước mắt, đi sâu vào đổi mới một số chương trình đào tạo chủ chốt theo hướng hình thành năng lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực y tế đáp ứng với mô hình bệnh tật và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực y tế.
Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu và đề xuất mô hình đào tạo ngành y, dược. Tập trung điều chỉnh chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học, gắn kết quả đào tạo chuyên khoa với ngạch bậc viên chức y tế, bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, đưa hệ đào tạo bác sĩ chuyên khoa chính thức vào hệ thống giáo dục đại học. Đồng thời, cần có các hoạt động để hoàn thiện về hệ thống chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực y tế một cách đồng bộ.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Đã quy định về cấp chứng chỉ hành nghề theo chức danh làm việc, hiện đang được xem xét sửa đổi để quy định rõ hơn các quy định về vai trò của hội đồng Y khoa và việc thi quốc gia và cấp chứng chỉ hành nghề; bổ sung quy định về tiêu chuẩn cơ sở thực hành, nội dung thực hành, người hướng dẫn thực hành và cơ chế tài chính trong việc tổ chức thực hành để đăng ký chứng chỉ hành nghề; quy định về phạm vi hành nghề.
Luật Giáo dục, luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn: Chưa có các quy định cụ thể riêng đối với đào tạo nhân lực y tế về thời gian đào tạo, văn bằng, trình độ, tiêu chuẩn, tiêu chí đối với việc mở ngành, mở trường, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đào tạo chuyên khoa sau đại học... Nội dung này cũng đang được góp ý để đưa vào luật Sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục đại học.
Luật Viên chức và chính sách sử dụng cần xem xét, nghiên cứu sửa đổi do chưa quy định cụ thể chức năng, vị trí việc làm của giảng viên nhà trường tham gia làm việc chuyên môn tại bệnh viện và của bác sĩ bệnh viện tham gia vào giảng dạy học viên. Mức lương của bác sĩ ra trường (6 năm) cũng giống như các ngành khác (4-5 năm). Các chính sách thu hút nguồn nhân lực làm việc ở các khu vực khó khăn còn chưa đủ mạnh...
Khẳng định vai trò và sự phát triển của hệ thống đào tạo nhân lực y tế trong những năm qua, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đổi mới đào tạo nhân lực y tế là một quá trình lâu dài, do vậy, cần sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan quản lý cũng như sự tham gia tích cực của cả hệ thống đào tạo nhân lực y tế hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?