Đề xuất nộp thuế và BHXH đạt điểm số trung bình của ASEAN-4 vào năm 2020
16/08/2018 02:51 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là một trong những đề xuất quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong những năm gần đây, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật là một trọng tâm của Chính phủ. Một loạt Nghị quyết của Chính phủ đã và đang được triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào cải cách thể chế và thủ tục hành chính, thuận lợi hóa các hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện các Nghị quyết này đã góp phần giảm gánh nặng chi phí kinh doanh nói chung và chi phí tuân thủ pháp luật nói riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Chính phủ vẫn có thể có nhiều giải pháp để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa.
Các chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo Khảo sát Doing Business của Ngân hàng thế giới tuy có cải thiện đáng kể nhưng thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với các nước trong khu vực. Theo Doing Business 2018, tổng mức thuế và chi phí bảo hiểm doanh nghiệp Việt Nam phải nộp chiếm 38,1% lợi nhuận trước thuế trong khi con số này ở Thái Lan là 28,7%, ở Indonesia là 30%. Khảo sát PCI 2017 cho thấy 59,3% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức; lãnh đạo của khoảng 30% doanh nghiệp phải phải dành hơn 10% quỹ thời gian cho tìm hiểu và tuân thủ quy định pháp luật; 44% doanh nghiệp cho rằng thủ tục thuê, mua đất phức tạp; 16% doanh nghiệp cho rằng giá đất theo quy định nhà nước cao. Để góp phần cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp cải cách hướng tới cắt giảm các chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động là cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp là cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, đồng thời cắt giảm một phần đáng kể chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tạo dựng một môi trường kinh doanh chi phí thấp, ổn định, dễ tiên liệu; khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh.
Mục tiêu cụ thể: cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% điều kiện kinh doanh; đến năm 2020, cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế và bảo hiểm xã hội để đạt điểm số trung bình của ASEAN-4 theo Chỉ số Môi trường kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng thế giới; giảm một nửa tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành phải chi trả chi phí không chính thức theo Khảo sát PCI đến năm 2020; công khai 100% các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý trên trang internet của cơ quan có thẩm quyền; chi phí thuế và bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp theo Doing Business giảm xuống mức trung bình ASEAN 4 vào năm 2020.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?