Phiên họp toàn thể thứ Tám của Ủy ban về các vấn đề xã hội: Cần thúc đẩy các chính sách giảm nghèo đa chiều
24/04/2018 10:35 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 23.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ Tám, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã tiến hành thẩm tra các báo cáo: Bổ sung đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước 3 tháng đầu năm 2018, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 trong các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB - XH); đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và dự kiến chương trình các năm tiếp theo đối với các dự án, đề xuất thuộc lĩnh vực quan lý nhà nước của Bộ LĐ, TB - XH và thuộc lĩnh vực hoạt động của Ủy ban Về các vấn đề xã hội.
Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ, TB - XH Đào Ngọc Dung; đại diện Thường trực các cơ quan của QH…
Theo báo cáo của Bộ LĐ, TB - XH tại Phiên họp, năm 2017, 3 chỉ tiêu do QH, Chính phủ giao liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ gồm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ hộ nghèo đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đặc biệt, các lĩnh vực của ngành có nhiều chuyển biến rất tích cực so với năm 2016: lần đầu tiên đã đưa trên 134 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay; an sinh xã hội được bảo đảm; giảm nghèo đi vào thực chất với các hoạt động thiết thực… 3 tháng đầu năm nay, các chỉ tiêu của ngành đều đạt kết quả khả quan.
Tuy nhiên, việc làm cho thanh niên, sinh viên mới ra trường vẫn còn khó khăn; tỷ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bỏ hợp đồng trốn ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nhất là tại các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan… Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ còn nhiều khó khăn. Ở nhiều địa phương còn xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em có tính chất nghiêm trọng, kể cả trong môi trường học đường, trong gia đình, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự phát triển của trẻ em.
Toàn cảnh Phiên họp.
Bày tỏ sự lo ngại đối với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nêu rõ, vừa qua, khi bàn về vấn đề giám sát của QH, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của QH đều đề xuất nội dung giám sát liên quan đến giảm nghèo đa chiều. Tuy nhiên, hiện nay, việc rà soát các văn bản, các chính sách liên quan đến giảm nghèo để tích hợp chính sách vẫn rất chậm chạp. Do đó, Bộ LĐ, TB - XH, Chính phủ cần thúc đẩy quá trình này, bảo đảm sự vận hành của hệ thống chính sách giảm nghèo hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều. Bên cạnh đó, một số ý kiến tại Phiên họp cũng chỉ rõ, hiện nay, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã được ban hành nhưng các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể về giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, bình đẳng giới chưa được cụ thể hóa trong kế hoạch của ngành lao động, thương binh và xã hội; cũng chưa thấy có giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng đối phó trong công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…
Về dự kiến chương trình xây dựng pháp luật, trong năm 2019, Bộ LĐ, TB - XH dự kiến trình QH 2 dự án luật, pháp lệnh gồm: Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và dự án Pháp lệnh Ưu đãi đối với người có công với cách mạng (sửa đổi). Trong các năm tiếp theo, Bộ sẽ trình Chính phủ để trình QH vào thời điểm phù hợp 3 dự án Luật gồm: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Luật Công tác xã hội và Luật Người cao tuổi (sửa đổi).
Cơ bản nhất trí với dự kiến này, Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng đặc biệt lưu ý về chất lượng các dự thảo Luật. Theo đó, Ủy ban yêu cầu, Bộ LĐ, TB - XH chỉ trình các dự án luật, pháp lệnh này khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, nghiên cứu kỹ thực tiễn và đánh giá tác động đầy đủ. Riêng đối với dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), do phạm vi điều chỉnh và tác động rất rộng của bộ luật, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị, Bộ LĐ, TB - XH nên tiến hành các khảo sát, điều tra xã hội học, tham vấn ý kiến trên diện rộng để đánh giá kỹ lưỡng việc thực thi Bộ luật Lao động hiện tại cũng như tính khả thi và tác động của các chính sách dự kiến sẽ được điều chỉnh, sửa đổi./.
Theo Báo ĐBND
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?