• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Sơn
Ngày gửi:
25/07/2024
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi đủ tuổi nghỉ hưu, đóng BHXH được 33 năm. Nay tôi muốn tiếp tục làm việc và đóng BHXH thêm 2 năm nữa, để đạt mức hưởng 75 phần trăm. Xin hỏi có được không?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
02/10/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao
động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình
quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng
với số năm đóng BHXH như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm
2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản
này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Như vậy để đạt được tỷ lệ (%) hưởng lương hưu tối đa 75% thì người lao động
nam phải đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao
động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ
quy định tuổi nghỉ hưu và phải có 35 năm đóng BHXH đối với lao động nam và phải
có 30 năm đóng BHXH đối với lao động nữ. Trường hợp Bạn đã đủ tuổi nghỉ hưu,
có 33 năm đóng BHXH, nhưng Bạn chưa đề nghị hưởng lương hưu, đồng thời người
sử dụng lao động vẫn có nhu cầu sử dụng và tiếp tục ký Hợp đồng lao động với Bạn
và có hưởng tiền lương thì Bạn vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nếu
Bạn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì Bạn có thể tiếp tục tham
gia BHXH tự nguyện.
BHXH Việt Nam trả lời để Bạn được biết.
657/CSXH

BHXH Việt Nam trả lời