• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Phạm Vui
Ngày gửi:
12/02/2023
Lĩnh vực:
Thu - nộp BHXH, BHYT, BHTN
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Kính gửi quý cơ quan BHXH Hiện nay tôi đang làm việc tại vị trí hành chính nhân sự, phụ trách việc tham gia BHXH cho NLĐ tại công ty, tuy nhiên có một số trường hợp tôi chưa rõ về cách tính ngày công tham gia BHXH của NLĐ. Mong nhận được giải đáp của quý cơ quan, trường hợp nào NLĐ vẫn phải tham gia BHXH: 1. NLĐ trong tháng có 07 ngày nghỉ chế độ thai sản ( sinh con), 07 ngày nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh ( sinh phẫu thuật) 2. NLĐ trong tháng có 07 ngày nghỉ không lương, 07 nghỉ chế độ thai sản ( sinh con) 3. NLĐ trong tháng có 07 nghỉ không lương, 07 nghỉ chế độ nam nghỉ vợ sinh 4. NLĐ trong tháng có 07 ngày nghỉ không lương, 07 nghỉ thai sản ( sinh con) 5. NLĐ trong tháng có 07 ngày nghỉ không lương, 07 ngày nghỉ dưỡng sức

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
09/08/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Khoản 3 điều 85 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Người lao động không
làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
thì không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng
BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.
Khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 42 Văn bản hợp nhất số 922/VBHNBHXH ngày 05/4/2023 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, bảo
hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT hướng dẫn:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày
làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này
không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở
lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng
BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi
BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở
lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN,
BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được
tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao
động;
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo
mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được
nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ
thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở
nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên”.
BHXH Việt Nam cung cấp quy định nêu trên để Bạn nắm được và đối
chiếu với trường hợp người lao động ở cơ quan Bạn. Trong trường hợp cần hướng
dẫn chi tiết, Bạn có thể cung cấp đầy đủ thông tin về mã số BHXH và các thông
tin cần thiết với cơ quan BHXH địa phương để được giải đáp cụ thể các nội dung
Bạn quan tâm.