Hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của người nhiễm HIV
01/12/2017 03:00 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hiện nay, các địa phương trên cả nước đã triển khai những quy tắc về ứng xử cũng như Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người bị HIV, được kỳ vọng phần nào giúp giải tỏa sự lo ngại của những đối tượng này. Tuy nhiên, nhận thức của người chung quanh mới là điều quan trọng để người nhiễm HIV tự tin điều trị kịp thời.
Hãy chung tay giúp đỡ, hỗ trợ người nhiễm HIV - Ảnh minh họa.
Sau gần hai năm triển khai dự án Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở các cơ sở y tế tại TPHCM, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP cho biết, kết quả khảo sát cuối kỳ ở 3 cơ sở y tế (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện quận 6, Khoa tham vấn và Hỗ trợ công cộng quận 4) cho thấy, sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn thể hiện dưới nhiều hình thức. Trong nhóm người nhiễm, sự tự kỳ thị xảy ra nhiều ở nhóm trẻ tuổi và mới biết tình trạng nhiễm HIV. Sự kỳ thị của gia đình và người chung quanh đã khiến họ trì hoãn đến cơ sở y tế để điều trị bằng ARV.
Theo khảo sát của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, nhiều người bệnh nhập viện ở giai đoạn nặng do các lý do khác nhau như: Sợ bị lộ diện, lo ngại về chi phí, không tin tưởng vào điều trị, thái độ tiêu cực. Họ đã bỏ lỡ cơ hội tiếp tục sống, làm việc và cống hiến cho gia đình, xã hội như không ít người nhiễm HIV trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng, người nhiễm HIV nếu được điều trị ARV sớm và duy trì điều trị tốt cũng có tuổi thọ không thua kém người bình thường. Việc điều trị bằng ARV kịp thời còn giúp cải thiện chất lượng sống của người bệnh; giảm nguy cơ tiến triển AIDS (mắc các nhiễm trùng cơ hội) và chết ở người nhiễm HIV...
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TPHCM có khoảng 600 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Tình dục đang là con đường lây truyền HIV phổ biến nhất bên cạnh đường máu và đường từ mẹ truyền sang con. Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện, tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm giảm, nhưng tăng nhiều ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam đã chính thức cam kết và triển khai các hoạt động hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 trong phòng, chống HIV/AIDS do Liên Hợp Quốc đề ra. Đó là, 90% số người sống chung với HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ; 90% số người đã biết tình trạng HIV dương tính của họ được điều trị ARV và 90% số người được điều trị duy trì tải lượng virus bị ức chế, giảm nguy cơ lây truyền HIV. Hiện, thành phố đang tích cực thực hiện mục tiêu “90% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm của họ” và ước tính đã đạt 73%. Mục tiêu “90% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV liên tục” đã đạt 75%. Còn mục tiêu “90% số người được điều trị ARV kiểm soát được lượng vi-rút ở mức thấp và ổn định” đã đạt 96%.
Cuối tháng 7 vừa qua, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã có Công văn số 576/AIDS-Đtr gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các đơn vị triển khai ngay việc áp dụng tiêu chuẩn điều trị ARV không phụ thuộc vào tế bào CD4 và giai đoạn lâm sàng cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV được chẩn đoán. Như vậy, người nhiễm HIV sẽ được tiếp cận với thuốc ARV sớm, ngay sau chẩn đoán nhiễm HIV. Điều này cho thấy, sức khỏe người nhiễm HIV đã được Chính phủ Việt Nam quan tâm khi áp dụng khuyến cáo mới nhất của WHO trong điều trị ARV, mặc dù nguồn lực nước ta còn hạn chế và nhiều nước trên thế giới cũng chưa áp dụng được khuyến cáo này.
Việc phơi nhiễm HIV cũng cần được hiểu đúng để có cái nhìn và cách thức phòng ngừa có hiệu quả. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM nêu một con số tại bệnh viện, đó là trong số 760 người phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp, có đến 56,3% người làm trong ngành y tế. Trong đó, có 9% số người là bác sĩ, 32% là điều dưỡng - kỹ thuật viên - nữ hộ sinh, 7% là hộ lý và 8% là học sinh - sinh viên ngành y nhiễm trong quá trình thực hành. Các ngành khác cũng có nguy cơ cao do tai nạn nghề nghiệp là công an, lao động làm việc trong các trường, trung tâm cai nghiện... Các nguyên nhân phơi nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn (39%), do đạp kim tiêm (34%), tai nạn nghề nghiệp (26%), đả thương (1%).
Điều cần đặc biệt lưu ý là quy trình xử lý sau phơi nhiễm; nếu xử lý đúng có thể tránh khỏi việc dương tính với HIV. Quy trình xử lý bao gồm: Xử lý vết thương tại chỗ, báo cáo với người phụ trách, đánh giá nguy cơ phơi nhiễm, xác định tình trạng HIV của nguồn lây, xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm, tư vấn cho người bị phơi nhiễm và điều trị dự phòng bằng thuốc ARV...
Theo Báo Nhân dân
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?