Đơn giản thủ tục hành chính về giám định y khoa
12/07/2017 02:47 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.
Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Theo đó, có 23 nội dung phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế...
Các nội dung được đơn giản TTHC theo Nghị quyết 60/NQ-CP gồm: các thủ tục về cấp và cấp lại Giấy chứng nhận là lương y; các thủ tục về khám sức khỏe; các thủ tục về khám chữa bệnh nhân đạo; thủ tục về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc theo đường phi mậu dịch; thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức; thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; thủ tục thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính; các thủ tục giám định y khoa; các thủ tục xét tặng danh hiệu thầy thuốc...
Đặc biệt, Nghị quyết 602/NQ-CP có một số thủ tục về giám định y khoa được quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm: Giám định bệnh nghề nghiệp tái phát đối với người tham gia BHXH bắt buộc; Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc; Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc; Giám định vượt quá khả năng chuyên môn đối với người tham gia BHXH bắt buộc; Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc; Giám định tai nạn lao động tái phát đối với người tham gia BHXH bắt buộc; Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc; Cấp giấy chứng nhận hưởng BHXH; Giám định tổng hợp đối với người tham gia BHXH bắt buộc.
Nội dung đơn giản hóa các thủ tục này như sau: Thay thế những thông tin về công dân bằng các thông tin “Họ, chữ đệm và tên khai sinh”, “Số định danh cá nhân” và “Nơi thường trú” trên Biên bản giám định y khoa (mẫu quy định tại Phụ lục 2), Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (mẫu quy định tại Phụ lục 3), Giấy chứng nhận thương tích (mẫu quy định tại Phụ lục 4), Giấy ra viện (mẫu quy định tại Phụ lục 5), Tóm tắt hồ sơ bệnh án (mẫu quy định tại Phụ lục 6), Giấy đề nghị giám định (mẫu quy định tại Phụ lục 7), Văn bản đề nghị giám định do vượt quá khả năng chuyên môn (mẫu quy định tại Phụ lục 8), Giấy chứng sinh (mẫu quy định tại Phụ lục 10), Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai (mẫu quy định tại Phụ lục 11), Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu quy định tại Phụ lục 12) của Thông tư số 14/2016/TT-BYT.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng quy định các thủ tục khám giám định y khoa được quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Liên bộ Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội, bao gồm: Khám giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh; Khám giám định phúc quyết trong trường hợp đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định lần đầu (của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh); khám giám định phúc quyết người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từ ngày 05 tháng 01 năm 2014 theo đề nghị của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; khám giám định phúc quyết lần cuối trong trường hợp đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương; khám giám định phúc quyết lần cuối đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từ ngày 05 tháng 01 năm 2014 theo đề nghị của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; khám giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; khám giám định y khoa lần đầu đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật hoặc sinh con dị dạng dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Nội dung đơn giản hóa: Thay thế những thông tin về công dân bằng các thông tin “Họ, chữ đệm và tên khai sinh”, “Số định danh cá nhân” và “Nơi thường trú” trên Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4, Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục 5, Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 6, Biên bản Giám định y khoa Bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học mẫu quy định tại Phụ lục 7 và Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật hoặc sinh con dị dạng dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Liên bộ Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Theo Nghị quyết 60/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Y tế căn cứ nội dung phương án đơn giản hóa được Chính phủ thông qua, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ TTHC quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thành, vận hành và có thể khai thác được đầy đủ 15 trường thông tin của công dân Việt Nam.
Nghị quyết cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện, nếu có văn bản quy phạm pháp luật mới sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các TTHC có phương án đã được phê duyệt tại Nghị quyết này, thì Bộ Y tế chủ động triển khai, thực thi phương án theo nội dung quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới; đồng thời thông báo cho Ban Chỉ đạo Đề án 896.
Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp vướng mắc của Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có phương án tháo gỡ.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?