Công tác đấu thầu thuốc đã đạt được kết quả tích cực rõ rệt
15/06/2017 01:52 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong phiên giải trình tại Quốc hội ngày 14/6.
Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Nội dung chất vấn gồm: Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh; Vấn đề giá thuốc và quản lý nhà nước về giá thuốc, cung ứng thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Việc đầu tư cho y tế cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên; Thực trạng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, đặc biệt tại các địa bàn miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; Quản lý và sử dụng quỹ BHYT.
Giá thuốc ổn định
Trả lời ý kiến của đại biểu về bệnh nhân đến khám ngoại trú phải mua thuốc giá cao hơn ở ngoài tại các bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây thực trạng vừa rồi có xảy ra. Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 15, có quy định giá bán của bệnh viện theo thặng số bán lẻ, tiền lời đó không được quá 10 - 15% giá kê khai. Tuy nhiên, các bệnh viện đã không mua theo giá bệnh viện trúng thầu mà mua ở các nguồn khác nên giá cao. Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ đang chuẩn bị ban hành thông tư, trong đó có quy định, tất cả các nhà thuốc bệnh viện đó phải mua theo đúng giá trúng thầu mà bệnh viện tại chỗ đã trúng theo Luật đấu thầu và nghị định hướng dẫn.
Về câu hỏi giá thuốc Việt Nam có cao hơn thế giới hay không, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, với các văn bản quản lý Chính phủ và Bộ ban hành thời gian qua thì giá thuốc trên thị trường Việt Nam là ổn định, không tăng cao.
Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra đánh giá độc lập là thuốc biệt dược và một số loại thuốc khác ở Việt Nam thấp hơn 10% so với trung bình 6 nước ASEAN…
Công tác đấu thầu thuốc đã đạt được các kết quả tích cực rõ rệt
Về quản lý giá thuốc, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua, triển khai quản lý công tác mua sắm thuốc đối với các khu vực bệnh viện công lập, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam liên tục sửa đổi, bổ sung các quy định về đấu thầu thuốc để thực hiện Luật đấu thầu và nhằm tăng cường sự công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế, đồng thời giải quyết các khó khăn, bất cập trong công tác đấu thầu thuốc.
Với các giải pháp quản lý giá thuốc chặt chẽ,về cơ bản tình hình thị trường dược phẩm được duy trì bình ổn.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 đã khảo sát giá thuốc theo phương pháp của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy: Giá thuốc tên gốc trúng thầu ở Việt Nam ở mức thấp so với mặt bằng chung quốc tế và giá thuốc biệt dược trúng thầu ở Việt Nam ở khoảng trung bình so với số liệu quốc tế.
Việc quy định đấu thầu tập trung cấp địa phương đã cơ bản giải quyết việc chênh lệch giá trúng thầu giữa các cơ sở y tế trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố so với trước đây.
Tuy nhiên, hiện tại trên cả nước có 56 tỉnh, thành phố tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa phương và 44 bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế tổ chức đấu thầu vào thời điểm khác nhau, điều kiện giao hàng, khoảng cách địa lý, số lượng mua sắm khác nhau… nên có một số trường hợp giá thuốc trúng thầu khác nhau giữa các cơ sở y tế.
Tuy có chênh lệch giá trúng thầu ở một số trường hợp nhưng mức chênh lệch không lớn và đã được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể: Tất cả giá thuốc kế hoạch đấu thầu đều không được vượt giá trúng thầu trong vòng 12 tháng trước và giá kê khai do Tổ Công tác liên ngành của Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ Công Thương rà soát chặt chẽ và công bố. Giá thuốc trúng thầu đã qua cạnh tranh và cũng không được vượt giá kê khai.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn tại Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, các quy định mới về đấu thầu thuốc đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí tiền thuốc tại các gói thầu thuốc generic, tuy nhiên các thuốc biệt dược gốc, đặc biệt các thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ việc giảm giá chưa thực sự hiệu quả, mặc dù Bộ Y tế đã bổ sung quy định về đàm phán giá cấp quốc gia với các loại thuốc này nhưng đang trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm và nhân rộng vì đây là cơ chế mới.
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất hình thức đấu thầu tập trung cấp quốc gia, đàm phán giá cấp quốc gia và đã được Quốc hội bổ sung vào Luật đấu thầu 2013, qua đó làm cơ sở để triển khai thực hiện, giải quyết triệt để hơn nữa một số trường hợp chênh lệch giá trúng thầu giữa các địa phương.
Triển khai các quy định này, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập trong đó triển khai đàm phán giá và đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia; Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế trong đó quy định danh mục thuốc đấu thầu tập trung và danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.
Hiện tại, Bộ Y tế đang khẩn trương tập trung nguồn lực để triển khai hoạt động đấu thầu tập trung và đàm phán giá cấp quốc gia. Dự kiến trong năm 2017, sẽ có kết quả đàm phán giá, đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia và sẽ khắc phục triệt để hơn nữa việc chênh lệch giá trúng thầu của một số mặt hàng thuốc tại cơ sở y tế.
Đồng thời Bộ tiến hành sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu mua thuốc biệt dược gốc; sửa đổi quy định quản lý danh thặng số bán lẻ của cơ sở bán lẻ thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, để đảm bảo quyền lợi của người dân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đồng thời đảm bảo đúng mục tiêu phục vụ của các nhà thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (phục vụ nhu cầu thuốc các bệnh nhân ngoại trú và đảm bảo đủ chi phí cho hoạt động cơ sở bán lẻ này), Bộ Y tế đã thống nhất với các Bộ, ngành đề xuất Chính phủ quy định rõ tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP: Cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được mua thuốc trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thuốc đã trúng thầu được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế trong vòng 12 tháng tính đến trước thời điểm mua thuốc với giá mua vào không vượt giá trúng thầu. Giá bán cho người bệnh phải thực hiện theo mức thặng số bán lẻ tính từ giá mua vào (theo giá trúng thầu) từ 2%-15% căn cứ trị giá của thuốc theo quy định. Từ ngày 1/1/2018, các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện theo quy định này.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?