“Báo chí, dư luận xã hội và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay”
22/06/2023 08:40 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 22/6/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Báo chí, dư luận xã hội và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay”.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.
Các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Mai Đức Ngọc, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Quốc Minh khẳng định: Hơn 98 năm qua, nền báo chí nước ta có sự phát triển vượt bậc cả về đội ngũ, kỹ thuật, công nghệ và trình độ tác nghiệp. Hiện nay, cả nước có hơn 24 ngàn hội viên, nhà báo đang làm việc trong hơn 800 cơ quan báo chí. Báo chí Việt Nam là dòng thông tin chính thống đáp ứng tốt nhu cầu thông tin - giao tiếp đại chúng, là phương tiện - phương thức liên kết các lực lượng trên toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...
Thực tiễn báo chí Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua có bước đột phá là nhờ sự đóng góp rất quan trọng của báo chí và các nhà báo.
Các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích, đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của nhân dân; là tai mắt của Ðảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
TS. Nguyễn Công Dũng, Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tham luận: “Báo điện tử với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay”.
Đồng chí Lê Quốc Minh chia sẻ, ngày 12/01/2023, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã họp phiên thứ 23, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết: “Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tăng cường, có nhiều đổi mới. Các cơ quan báo chí, truyền thông đã thông tin, tuyên truyền sâu sắc, đậm nét hơn, mở nhiều chuyên mục mới, số lượng, thời lượng tin bài về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đăng tải nhiều hơn. Trong năm 2022, các cơ quan báo chí đã đăng tải 11.607 tin bài, phóng sự nổi bật của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (tăng 2 lần so với năm 2021).
“Hội thảo khoa học quốc gia Báo chí, dư luận xã hội và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay nhằm tổng kết lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp tăng cường số lượng, chất lượng và hiệu quả báo chí đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khái quát hoá thành các luận điểm, lý thuyết khoa học báo chí, truyền thông; hình thành cơ sở, căn cứ khoa học để các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông trong cả nước thực hành, ứng dụng nhằm phát triển lĩnh vực báo chí truyền thông phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời phục vụ xây dựng tài liệu học tập, nghiên cứu báo chí truyền thông" - đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
PGS,TS. Mai Đức Ngọc phát biểu kết luận Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, tác động của báo chí, dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay; phân tích thực trạng, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với việc phát huy vai trò của báo chí, dư luận xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, đặt trong điều kiện, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước; đề xuất phương hướng, giải pháp và đưa ra các khuyến nghị nhằm phát huy hiệu quả vai trò của báo chí, dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta thời gian tới.
Các tham luận gửi đến cho Ban Tổ chức và các ý kiến chia sẻ tại Hội thảo đều khẳng định thời gian qua, các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông đã tham gia rất tích cực, chủ động, là lực lượng xung kích, tiên phong, trực tiếp “chiến đấu” trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Báo chí đã góp phần phổ biến, tuyên truyền kết quả tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát hiện, đấu tranh, lên án những hiện tượng, hành vi tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh, lên án các biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương và "lợi ích nhóm", suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...
Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, các tham luận và ý kiến phát biểu cho rằng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cần phải kiên quyết, kiên trì tiến hành thường xuyên, lâu dài. Vì vậy, báo chí cần phải tích cực và cần được tạo điều kiện, cơ chế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
Phát biểu kết luận Hội thảo, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền trân trọng cảm ơn đại biểu, các nhà khoa học đã viết bài và trực tiếp phát biểu tại Hội thảo.
PGS.TS Mai Đức Ngọc nhấn mạnh, kết quả của Hội thảo là cơ sở để cung cấp luận cứ khoa học quan trọng, hữu ích cho việc tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay, cũng như hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy vai trò của báo chí, dư luận xã hội đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các đề xuất, giải pháp có giá trị cao đưa ra trong Hội thảo là cơ sở để Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng kiến nghị với Đảng và Nhà nước cũng như với các cơ quan, cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực./.
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?